Thụy Sĩ tăng cường an ninh trước Hội nghị hoà bình Ukraine

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine sẽ diễn ra tại Thụy Sĩ trong hai ngày 15 -16/6. Thụy Sĩ thực hiện một chiến dịch an ninh xung quanh hội nghị nhằm ngăn chặn không chỉ các mối đe dọa vật lý mà còn cả các cuộc tấn công mạng và thông tin sai lệch.

Từ ngày 14/6, cảnh sát Thụy Sĩ đã phong tỏa các tuyến đường vào gần địa điểm tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock. Khoảng 6,5 km hàng rào và 8 km dây thép gai đã được dựng lên.

Chính phủ Thụy Sĩ ngày 10/6 xác nhận 90 quốc gia, tổ chức quốc tế sẽ dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình. Kiev hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với các điều kiện của nước này nhằm chấm dứt xung đột với Nga.

Thụy Sĩ tăng cường an ninh trước Hội nghị hoà bình Ukraine

Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nêu rõ mục tiêu của hội nghị là thúc đẩy một tiến trình hòa bình trong tương lai và phát triển những yếu tố thiết thực cũng như các bước hướng tới tiến trình đó.

Bộ này cũng nhấn mạnh tất cả các quốc gia tham dự hội nghị cần đóng góp ý kiến và tầm nhìn cho một nền hòa bình công bằng và bền vững ở Ukraine.

Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine diễn ra ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) kết thúc ở miền Nam Italia, nơi lãnh đạo các nước G7 cũng thảo luận về tình hình xung đột ở Ukraine, đồng thời xem xét cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để cung cấp viện trợ mới cho Kiev.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine trong vòng hai tuần tới.

Trung Quốc sẵn sàng nghiên cứu kế hoạch kết nối tuyến đường sắt Bờ Đông của Malaysia với các dự án đường sắt khác ở Lào và Thái Lan, qua đó mở rộng mạng lưới đường sắt nội địa ở khu vực Đông Nam Á.

Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại kho đạn quân sự ở thủ đô N'Djamena, Cộng hòa Chad, làm ít nhất 9 người chết.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Fumio Kishida, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Mặc dù máy bay chiến đấu do Ấn Độ phát triển vẫn chưa được xuất khẩu, nhưng chính sách ‘Make in India’ (Sản xuất tại Ấn Độ) hay 'Atmanirbhar Bharat' của chính phủ nước này đã được thúc đẩy với đơn đặt hàng lớn cho máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) Prachand, theo The Eurasian Times.

Giới chức Anh đã phát hiện hơn 800 người tị nạn vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ.