Tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa ẩm thực Thủ đô
Từ lâu, Hà Nội đã được xem là một điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi những thắng cảnh, sự yên bình, hiếu khách của người dân mà còn bởi văn hóa ẩm thực lâu đời, hội tụ tinh hoa bốn phương.
Năm 2023, Hà Nội có 48/103 nhà hàng được Michelin Guide (Cẩm nang ẩm thực danh giá nhất thế giới) tuyển chọn, trong đó có 3 nhà hàng đạt 1 sao Michelin. Trang TripAdvisor bình chọn Hà Nội là 1 trong 25 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2022 và đứng thứ 3 trong danh sách 20 điểm đến cho người mê ẩm thực năm 2023. Không phải ngẫu nhiên, ẩm thực được coi là thế mạnh và là sản phẩm quan trọng của du lịch Hà Nội.
Đưa ẩm thực phát triển du lịch cần phải chú ý đến không gian văn hóa, sự tương tác với chủ nhân của món ăn. Đây là nguyên tắc trong cách làm dịch vụ của gia đình ông Hà Nguyên Huyến - chủ nhân ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).
Ông Hà Nguyên Huyến chia sẻ: "Chúng tôi làm cho các công ty lữ hành khi họ book tour và chúng tôi không làm cho khách vãng lai, thực phẩm đầu vào chúng tôi sẽ kén chọn được rất tốt. Khách du lịch đến đây, họ ngồi ăn, họ phải được thưởng thức trong một không gian của 300 năm trước như thế".
Theo định hướng phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2030, sản phẩm dịch vụ ẩm thực sẽ được phát triển đa dạng, tập trung vào các loại hình mang tính chất độc đáo như các phố ẩm thực đêm, các làng nghề ẩm thực.
Bên cạnh hệ thống các nhà hàng phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khách du lịch, Sở Du lịch Hà Nội sẽ xây dựng bản đồ Food Tour để du khách có thể tự mình khám phá, trải nghiệm ẩm thực. Tuy nhiên, các chuyên gia ẩm thực cũng nhận định, việc khai thác ẩm thực trong phát triển công nghiệp văn hóa chưa xứng với tiềm năng và còn nhiều vấn đề đặt ra để phát huy những giá trị ẩm thực Hà Thành.
Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho hay: "Từ sự nỗ lực của cộng đồng, của người dân, nếu như các dự án đó hướng tới người dân, đem lại lợi ích cho người dân thì người dân sẽ tham gia. Và tôi nghĩ rằng, đã có tầm nhìn rồi nhưng biện pháp phải thật cụ thể".
Việc tìm ra hướng đi phù hợp để khai thác và phát triển văn hóa ẩm thực thành sản phẩm công nghiệp văn hóa cần sự vào cuộc một cách nghiêm túc giữa các cơ quan quản lý với các địa phương, các tổ chức, cá nhân đang nắm giữ văn hóa ẩm thực. Từ đó chuyển hóa cái chất riêng hiếm có trong văn hóa ẩm thực Hà thành, thành sản phẩm văn hóa có giá trị mang lại nguồn lợi cho Thủ đô.
Chỉ vì chút lợi nhỏ, Nguyễn Văn Nguyên và Nguyễn Đức Kiên đã chấp nhận buôn bán tinh dầu CBD có chứa ma túy. Hành vi này đã khiến hai đối tượng chỉ mới vừa tròn 18 tuổi bị khởi tố, bắt tạm giam.
Về xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ) vào những ngày cuối năm, như lạc vào vào xứ sở của bưởi. Bưởi có mặt ở khắp nơi, từ trong vườn ra ngoài ngõ, kéo ra khắp các cánh đồng, ngát hương và ngập sắc vàng bưởi chín.
Một trong những điểm nhấn của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, là quy định về điều kiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với tài xế và xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh.
Sáng 24/22, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày Hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chùm hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, chiều 23/11, tại thủ đô Phnôm Pênh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia.
Từ ngày 1/1/2026, các quy định về bảo đảm an toàn giao thông cho trẻ em khi lưu thông bằng ô tô, theo Luật Trật tự An toàn giao thông, sẽ chính thức có hiệu lực.
0