Tiềm năng phát triển thành phố hai bên bờ sông Hồng

Gần 30 năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch hai bên sông Hồng. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết bài toán đô thị hóa, mà còn tạo ra động lực lớn để Thủ đô phát triển mạnh mẽ.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này sẽ là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa giấc mơ “Thành phố hai bên bờ sông Hồng”.

Các thành phố lớn trên thế giới đều tập trung xây dựng công trình kiến trúc bên các dòng sông. Đây cũng chính là bộ mặt đô thị, là lịch sử và thước đo cho sự phồn vinh. Ở nước ta, tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế và nhiều đô thị khác, các dòng sông đã và đang ngày một đẹp hơn nhờ việc quy hoạch và phát triển đô thị hai bên bờ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, dòng sông đã và đang ngày một đẹp hơn nhờ việc quy hoạch

Từ đó để thấy rằng, phát triển hai bờ sông Hồng sẽ khai thác tiềm năng, mở ra không gian phát triển mới. Rất nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận, để quy hoạch xây dựng Thủ đô phát triển hiện đại và bền vững, Hà Nội phải là thành phố quay mặt ra sông.

Đặc biệt, Hà Nội đang đầu tư xây dựng 5 huyện thành quận là: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng. Phần lớn các quận mới này đều nằm cạnh sông Hồng. Đây là sự tái khẳng định mạnh mẽ vị trí trục trung tâm chủ đạo của dòng sông lịch sử này.

Với vai trò to lớn đó, việc khai thác, phát huy tiềm năng của sông Hồng đã được cụ thể hóa tại Quy hoạch chung Thủ đô và dự thảo Luật thủ đô sửa đổi. Theo đó, sông Hồng sẽ nằm giữa khu vực đô thị phía Bắc và phía Nam Thủ đô, chảy qua trung tâm thành phố. Nguồn lực đất đai hai bên sông sẽ được phát huy tối đa giá trị để đưa vào khai thác và phát triển.

Việc khai thác, phát huy tiềm năng của sông Hồng đã được cụ thể hóa tại Quy hoạch chung Thủ đô và dự thảo Luật thủ đô sửa đổi

Ngoài việc đưa ra định hướng đối với các khu dân cư, các bãi sông sẽ được nghiên cứu xây dựng mới với tỷ lệ 5% có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.

Bên cạnh đó, khi xây dựng kiến trúc đô thị hai bên cần phụ thuộc vào đặc điểm của dòng sông. Nói cách khác, việc con người ứng xử với sông sẽ phản ánh bản sắc và văn hóa đô thị. Nếu làm tốt các yếu tố trên thì đô thị ven sông Hồng mới phát triển bền vững và có bản sắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, các quận, huyện, thị xã đã thu khoảng hơn 11.000 tỷ đồng tiền trúng đấu giá, vượt cả năm 2023.

Phát biểu tại diễn đàn “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn khẳng định, phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh là nhiệm vụ chiến lược, đưa Hà Nội trở thành thành phố xanh - thông minh - hiện đại, xứng tầm với vị thế Thủ đô.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ nghiên cứu việc đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà đất để giúp thị trường bất động sản minh bạch, bền vững.

Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất, tham mưu chính sách thuế với nhà đất thứ hai; đánh thuế đối với nhà đất bỏ hoang, không sử dụng nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời.

Trước tình trạng nhiều khu chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng tại Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng mưa bão trên diện rộng vừa qua, vấn đề cải tạo chung cư cũ ngày càng trở nên cấp bách.

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, khi áp dụng giá đất năm 2024, theo tính toán chi phí sử dụng đất của các dự án bất động sản sẽ tăng lên khá nhiều. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất mới cần minh bạch và cân nhắc nhiều yếu tố.