Tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng đạt 15 triệu tỷ đồng

Tiền gửi của người dân và các tổ chức vào hệ thống ngân hàng đã đạt khoảng 15 triệu tỷ đồng.

Dù lãi suất huy động đã được nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lên 0,1- 0,3%/năm, nhưng nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động duy trì ở mức thấp. Thực tế, nhiều người vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng. Thấp, nhưng ổn định, đó là lý do huy động vốn vẫn tăng cao.

Một khách hàng gửi tiết kiệm chia sẻ: "Có nhiều kênh đầu tư, nhưng tôi phân bổ nguồn vốn của mình và trong đó có một phần quan trọng là gửi tiết kiệm. Vì nó rất an toàn, vẫn sinh lời và thiết thực đối với những người cần vốn lưu động như tôi. Gửi vào, rút ra rất linh hoạt".

Trong tổng số khoảng 15 triệu tỷ đồng hiện đang được gửi vào ngân hàng thì tiền gửi từ cư dân đạt 7,2 triệu tỷ đồng. Con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi lãi suất tiền gửi ngân hàng liên tục tăng trong mấy tháng qua đã kích thích dòng tiền chảy trở lại vào hệ thống ngân hàng.

Trong tổng số 15 triệu tỷ đồng thì tiền gửi từ cư dân đạt 7,2 triệu tỷ đồng.
Trong tổng số 15 triệu tỷ đồng thì tiền gửi từ cư dân đạt 7,2 triệu tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Trà My, Phó trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, Ngân hàng MB cho biết: "Thời gian gần đây, MB cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiết kiệm. Do đó đã thu hút được lượng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp. Vì kênh gửi tiền tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn của nhiều người".

Trong khi các kênh đầu tư khác còn nhiều rủi ro thì kênh tiền gửi ngân hàng vẫn phát huy lợi thế của mình. Và nhiều người lựa chọn kênh gửi tiết kiệm, vừa để trú ẩn vừa để chờ đợi cơ hội kinh doanh.

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế nhận định: "Tiền gửi tiết kiệm vẫn duy trì lãi suất ở mức tương đối hấp dẫn, khoảng 5-6% với 12 tháng và mức này có thể sẽ tiếp tục duy trì  đến cuối năm."

Với 15 triệu tỷ đồng mà các tổ chức và cư dân gửi vào hệ thống ngân hàng thì đây là một nguồn lực vốn quan trọng để hỗ trợ sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động cho vay, tín dụng, nhất là tín hiệu và nhu cầu tín dụng từ nay đến cuối năm ngày càng khởi sắc. Hiện số tiền mà các ngân hàng đang cho vay toàn nền kinh tế cũng đạt 14,3 triệu tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10/2024 của Việt Nam ước đạt 5,91 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng của năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cục Thuế tỉnh Hòa Bình vừa công khai danh sách 327 người nộp thuế nợ hơn 2.272 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2024, trong đó có 322 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất, 1 trường học và 4 cá nhân. Nguyên nhân công khai là do nợ thuế quá hạn 90 ngày nhưng không tự nguyện nộp.

Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 1/11 do áp lực từ đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng. Tuy nhiên, số liệu tăng trưởng việc làm yếu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà phân tích tăng dự đoán về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, qua đó hạn chế đà giảm của vàng.