Tiến sĩ hóa dược người Việt tại Hungary
Mong muốn cháy bỏng của Phạm Trường Sơn là đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống. Anh và các đồng nghiệp đã chế tạo thành công sản phẩm thảo dược giúp tăng sinh tế bào gốc hỗ trợ điều trị ung thư.
Năm 18 tuổi, Phạm Trường Sơn nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Anh theo học ngành hóa dược của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Budapest, rồi trở thành tiến sĩ hóa dược. Công trình nghiên cứu luận văn tiến sĩ tại Budapest (Hungary) của Phạm Trường Sơn đã đoạt giải nhất trong Hội nghị hóa hữu cơ quốc tế, tổ chức tại Romania tháng 12/2008.
Tiến sĩ Phạm Trường Sơn chia sẻ: "Năm 2007, Sơn là người nước ngoài duy nhất trong cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn nước Hungary và năm đó Sơn đạt giải đặc biệt. Tại thời điểm đó, nhà tài trợ chính là Tập đoàn thuốc Edit cùng với ban tổ chức đã đồng thuận để trao một giải đặc biệt trên giải nhất và họ dành giải đó cho Sơn. Điều đầu tiên mình không nghĩ đến bản thân mà xúc động vì niềm tự hào của dân tộc. Và từ giải này mà Sơn mới được đề cử đi tham dự hội nghị hóa hữu cơ quốc tế tổ chức tại Romania năm 2008 và tại đây Sơn đạt giải nhất".
Năm 2010, Tiến sĩ Phạm Trường Sơn trở thành nghiên cứu viên người Việt đầu tiên được làm việc tại Viện hàn lâm Khoa học Hungary. Tại đây, anh phụ trách một nhóm nghiên cứu nhỏ hợp tác cùng các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước Hungary làm những đề tài nghiên cứu đặt hàng cho các công ty dược phẩm.
Tiến sĩ Phạm Trường Sơn từng được một công ty dược nổi tiếng ở châu Âu mời về làm với mức lương khá cao, nhưng anh từ chối. Anh cùng với các giáo sư, tiến sĩ giàu kinh nghiệm về chuyên môn của Hungary đã thành công khi tạo ra sản phẩm của riêng mình.
Mỗi khi có sản phẩm mới, Tiến sĩ Phạm Trường Sơn và các cộng sự lại có mặt tại nhà máy để giám sát sản phẩm. Anh cũng thường làm các video YouTube, TikTok, Facebook về các chủ đề khoa học và chăm sóc sức khoẻ đơn giản và dễ hiểu, anh mong muốn chia sẻ những thông tin hữu ích tới tất cả mọi người.
Chính những bệnh nhân người Hungary và Việt Nam sử dụng sản phẩm nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Trường Sơn, sau điều trị hiệu quả đã chia sẻ và lan tỏa tới cộng đồng. Với anh, đó là hạnh phúc của người làm công tác nghiên cứu.
Fekete Máté (36 tuổi) - Bệnh nhân ung thư não cho biết: "Cuối năm 2022, tôi cảm thấy ngày càng mệt mỏi, chỉ muốn ngủ và sau đó là các cơn đau đầu thường xuyên. Tôi bị u não. Hơn một năm nay tôi đã trải qua các đợt hoá trị và được Tiến sĩ Phạm Trường Sơn giúp đỡ, ba tháng trước, tôi đã không còn tế bào ung thư trong não".
Tháng 8/2024, Tiến sĩ Phạm Trường Sơn đã trở về nước tham gia Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài. Anh cũng tranh thủ tìm xưởng sản xuất mở nhà máy tại quê hương. Ấp ủ lớn nhất của anh là người Việt Nam có thể tiếp cận, sử dụng những nghiên cứu thành công của anh.
Việt Nam và Hungary, hai đất nước cách xa nhau về địa lý nhưng có truyền thống quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời. Năm 2025 sẽ đánh dấu cột mốc niệm 75 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đều nhận định rằng, Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.
Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Chính quyền New York đang lên kế hoạch khôi phục khoản phí chống tắc nghẽn giao thông ở Manhattan bắt đầu từ tháng 1 năm 2025.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, vừa tự định giá ở mức 300 tỷ USD sau khi tiếp cận các nhà đầu tư thông qua chương trình mua lại cổ phiếu.
0