Tiến tới mục tiêu du lịch không rác thải nhựa
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định giảm rác thải nhựa là xu hướng cần thiết để phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững bởi lượng rác thải nhựa xả ra môi trường tại các điểm đến du lịch ngày càng tăng, de dọa trực tiếp ngành du lịch Việt Nam.
Từ năm 2028, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phát động phong trào “Du lịch Việt Nam – Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa” và được hàng nghìn doanh nghiệp du lịch trên cả nước hưởng ứng tích cực.
Trong 2 năm qua, dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam” cũng đã được Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Ninh Bình và Quảng Nam. Dự án đã tạo được một số công cụ quan trọng như Bộ tiêu chí công nhận doanh nghiệp du lịch không rác thải nhựa và Ứng dụng (App) quản lý rác thải nhựa.
Ông Vũ Quốc Trí, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết: "Dự án sắp kết thúc, đánh giá sơ bộ, nhìn chung tác động tích cực, như các đơn vị tham gia thí điểm khoảng 1 tháng đã giảm 20% lượng rác thải nhựa trong cơ sở của mình".
Tiếp nối dự án này, các chuyên gia đã đưa ra một Kế hoạch hành động giảm rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch với những nhóm mục tiêu rất cụ thể.
Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025, 100% các đơn vị thành viên được nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa và tầm quan trọng của việc giảm rác thải nhựa; 50% các thành viên là khu du lịch, khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần. Đến năm 2030, 100% các thành viên không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, cho biết: "Đặc biệt, xác định tiêu chí rác thải nhựa trong các khu điểm, nhiệm vụ này rất thiết thực, thông qua đó đánh giá, tôn vinh và phát huy điển hình tốt, khu điểm tốt, tới không có rác thải nhựa trong các khu du lịch".
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. Ngành du lịch kỳ vọng thông qua kế hoạch hành động giảm rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam có thể truyền đi thông điệp mạnh mẽ, kêu gọi sự nỗ lực, chung tay góp sức của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng và du khách vì mục tiêu du lịch không rác thải nhựa ở Việt Nam.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
0