Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ba uỷ ban đã hoàn thành 89/109 nội dung, nhiệm vụ trong chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội. Trong đó, Ủy ban Kinh tế hoàn thành 19/19 nhiệm vụ; Ủy ban Tài chính, Ngân sách hoàn thành 11/11 nhiệm vụ và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoàn thành 10/11 nhiệm vụ. Trong 156 nhiệm vụ lập pháp, các cơ quan đã hoàn thành 131 nhiệm vụ.
Cơ bản nhất trí với những khó khăn, hạn chế nêu tại các báo cáo của ba uỷ ban, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các uỷ ban tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chủ động triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, các công việc đột xuất, phát sinh.
Trong đó, các cơ quan tiếp tục đổi mới căn bản, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lập pháp, bảo đảm quản trị quốc gia bằng hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; quán triệt thực hiện Quy định 178 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý ba uỷ ban tiếp tục nghiên cứu đổi mới hoạt động giám sát để xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn; nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
Điều 2 quy định cụ thể đối tượng áp dụng chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có quy định với trường hợp có tuổi đời đủ 10 năm trở xuống so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
Bộ Tài chính và Kế hoạch & Đầu tư sau hợp nhất dự kiến giảm số đầu mối khoảng 31,4% và không duy trì mô hình tổng cục.
Hà Nội vừa được Liên hợp quốc lựa chọn là địa điểm tổ chức lễ ký “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng vào năm 2025. Theo Bộ Ngoại giao, đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam, bởi lần đầu tiên một địa điểm của nước ta được ghi danh và gắn với một công ước đa phương toàn cầu cho một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.
Sáng nay, trong ngày đầu năm mới 2025, Thành Đoàn TP.HCM đã tổ chức Lễ tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu năm 2024. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đến dự và chúc mừng các công dân trẻ tiêu biểu.
0