Tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh
Văn hóa là một trong ba mặt trận, cùng với kinh tế, chính trị. Chính vì vậy, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là rất cần thiết, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương bày tỏ: “Văn hóa còn là dân tộc, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình thì càng cần phải xác định văn hóa để không bị đánh mất mình. Theo tôi nghĩ, phải đánh giá ít nhất là 3 năm một lần, thậm chí giữa nhiệm kỳ chúng ta phải đánh giá, nhất là hết 5 năm thì chúng ta sẽ rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn sau. Nhưng theo quan điểm của tôi, đánh giá 3 năm một lần, còn nếu để hết nhiệm kỳ mới chuyển giao thì không có tính kế tục”.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: “Giao trách nhiệm cho các ngành liên quan từ trung ương đến địa phương, tôi cho là rất chặt chẽ, nhưng cần phải tính toán nguồn lực. Phải làm sao để khả năng cân đối nguồn lực huy động của chúng ta đối với các nội dung giải pháp đã được đề ra đạt được mục tiêu cụ thể và đạt được mục tiêu lớn là xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, gia đình Việt Nam trong thời đại mới, thời đại vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Ngoài ra, trong chương trình này cũng đã đề cập tới việc xác định quyền sở hữu, kinh phí cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho hay: “Cách mà chúng ta xác định quyền sở hữu đối với di sản văn hóa, sở hữu toàn dân, sở hữu chung, sở hữu riêng và trên cơ sở sở hữu đó thì chúng ta có được thêm sự động viên đối với toàn dân, đối với cá nhân, các doanh nghiệp trong việc tham gia sự thu hút của họ đối với lĩnh vực di sản văn hóa”.
Có thể thấy, cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng - an ninh… nguồn lực văn hóa đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, chi phối, ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất nước.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
0