Tiếp tục quan tâm đến sức khoẻ doanh nghiệp

Thảo luận ở tổ trong sáng 26/10, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong 9 tháng qua, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng hơn 21% so với cùng kỳ, đây là vấn đề lớn của nền kinh tế cần có giải pháp tháo gỡ.

Trong 9 tháng, có 163.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 21,5%. Bình quân một tháng có 18.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023. Điều này chứng tỏ khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Ông Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng: "Nền kinh tế nước ta đang lệ thuộc khá lớn, tính tự chủ cũng đang rất là có vấn đề, đặc biệt là tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước còn rất yếu. Nếu chúng ta muốn có phục hồi bền vững không lệ thuộc nước ngoài thì chắc chắn cần phải có một giải pháp để tăng năng lực cho các doanh nghiệp Nhà nước. Việc tăng năng lực thu nhập trong nước thì chắc chúng ta sẽ khó tăng cho cả hệ thống 94% số doanh nghiệp, do vậy phải tập trung vào những doanh nghiệp thực sự trụ cột đầu mối trong nước để tạo ra cái trụ đỡ".

Nhìn nhận dưới góc độ tài chính ngân hàng, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động lớn cũng phát sinh các vấn đề liên quan đến nợ xấu của ngân hàng. Báo cáo của Chính phủ chỉ rõ, nợ xấu có xu hướng tăng. Tính đến cuối tháng 8/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,7%.

Ông Phạm Đức Ấn - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phân tích: "Hệ thống ngân hàng đi lên, so với 2 năm trước và so với cả năm trước thì nó cũng đang đi lên. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ lao động thất nghiệp, nhất là lứa tuổi thanh niên 15 - 24 tuổi là gần 8% lao động, trong đó, số lượng qua đào tạo, cấp bằng chứng chỉ chỉ có 28%. Điều này chứng tỏ là nguồn chất lượng về lao động là thách thức lớn".

Ngoài ra, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp ổn định thị trường bất động sản nhằm ngăn tình trạng đầu cơ, thổi giá cũng như tháo gỡ những vướng mắc về nhà ở chung cư để người dân có thể tiếp cận.

Các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị, Chính phủ cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các công trình trọng điểm và tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; tăng cường hỗ trợ doanh, trong đó có các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 vừa qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Do liên tiếp xuất hiện các điểm sạt lở, từ ngày 24/10, quận Hà Đông, UBND phường Yên Nghĩa và một số đơn vị liên quan đã tiến hành rào chắn khoảng hơn 1 km đường đê Yên Nghĩa, đoạn tiếp giáp với Quốc lộ 6.

Thảo luận ở tổ trong sáng 26/10, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong 9 tháng qua, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng hơn 21% so với cùng kỳ, đây là vấn đề lớn của nền kinh tế cần có giải pháp tháo gỡ.

Thời gian qua, trên nhiều địa bàn của Thủ đô xuất hiện tình trạng các nhóm thanh thiếu niên tụ tập, lôi kéo nhau gây mất an ninh trật tự. Công an quận Hà Đông vừa phối hợp cùng Đội 4 - Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội kịp thời truy xét, bắt giữ 20 đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng.

Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an huyện Mỹ Đức vừa phối hợp với Trường Tiểu học Hương Sơn C tổ chức hoạt động tuyên truyền trải nghiệm kỹ năng thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các em học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà trường.

Tổ công tác Y9/141 - Đội Cảnh sát giao thông số 9 - Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Công an phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm) vừa bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, trong các hội nhóm trao đổi, mua bán vé máy bay xuất hiện nhiều đối tượng rao bán vé máy bay với giá rẻ bất ngờ và yêu cầu người mua chuyển tiền đặt cọc, sau đó chiếm đoạt.