Tiết kiệm điện phải thành thói quen

Năm 2023, cả nước tiết kiệm được 1.815 triệu kWh điện. Con số này cho thấy nhờ sự tuyên truyền của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp đã nhận thức và dần hình thành thói quen tiết kiệm điện. Năm nay, sự kiện Giờ Trái đất diễn ra từ 20h30 đến 21h30 tối 23/3 sẽ tiếp tục lan tỏa thông điệp về tiết kiệm điện tới toàn người dân Việt Nam.

Ngày nay, đa phần các hộ gia đình đã thay thế bóng đèn thông thường bằng đèn led; sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao, dán nhãn tiết kiệm năng lượng và hình thành thói quen tắt đèn, máy tính, máy giặt và các thiết bị điện khác khi không cần thiết.

Sản phẩm dán nhãn năng lượng.

Tiết kiệm điện từ lâu đã trở thành thói quen đối với gia đình tôi, từ ông bà, bố mẹ đến con cái đều có ý thức không sử dụng thì tắt các thiết bị. Ngoài ra, các thiết bị hiện nay trong gia đình chúng tôi đều mua những sản phẩm dán nhãn năng lượng để hiệu quả sử dụng cao nhất.

Chị Nguyễn Thùy Chi – thành phố Hà Nội.

Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, đối tượng khách hàng tiêu thụ lượng điện lớn cũng đã cải tạo, thay thế dây chuyền sản xuất công nghệ cao, giảm thiểu tổn thất điện và giúp hệ thống sản xuất sạch hơn; sử dụng hệ thống điều hòa không khí thông minh, hệ thống chiếu sáng hiệu quả.

Giờ Trái đất là sự kiện có quy mô lớn, với hàng tỷ người trên toàn thế giới tham gia. Bằng những hành động như tắt thiết bị điện khi không sử dụng, tiết kiệm nước, trồng thêm một hàng cây xanh sẽ mang đến ý nghĩa lớn cho cộng đồng, tạo thành thói quen tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong suốt cả năm.

Giờ Trái đất là sự kiện có quy mô lớn, với hàng tỷ người trên toàn thế giới tham gia.

Thói quen tiết kiệm điện của cả người dân và doanh nghiệp thật sự cần thiết, góp phần quan trọng giảm tiêu thụ năng lượng, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi. Việc sử dụng điện thế nào gần như là do thói quen của khách hàng. Nhưng hơn tất cả, tiết kiệm điện phải thật sự là “mệnh lệnh”, thể hiện trách nhiệm với xã hội và chính bản thân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.