Tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Ngành văn hoá Thủ đô tiếp tục tập trung vào vấn đề này qua các hội thảo, toạ đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đối diện với không ít thách thức, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng một hệ giá trị con người phù hợp với thời đại, đồng thời khẳng định tính đại diện của Thủ đô đối với cả nước.

Tại hội thảo do Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ và Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, Ban Tổ chức đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực đề xuất để xây dựng Người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí cụ thể.

Chuẩn mực Người Hà Nội “hào hoa - thanh lịch - nghĩa tình - văn minh” trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cần hội tụ các yếu tố: thanh lịch trong phong thái, ứng xử thể hiện trong giao tiếp; văn minh trong hành xử công cộng; sáng tạo trong tư duy và hành động; hiện đại trong lối sống; hội nhập quốc tế trong giao tiếp và nhận thức; truyền thống trong tinh thần và cốt cách.

Tham góp ý kiến về vấn đề này, đại diện các quận, huyện, thị xã nhấn mạnh vai trò đổi mới tư duy lãnh đạo, phương thức lãnh đạo, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội.

Các tham luận cũng nhấn mạnh việc cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; tăng cường quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương đến du khách trong nước và quốc tế; tuyên truyền sâu rộng hệ chuẩn mực con người Việt Nam nói chung để từ đó các đơn vị, cá nhân biết, cụ thể hóa, áp dụng, thực hiện cho phù hợp từng nơi, từng thời kỳ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bắt đầu từ tối 24/1, di tích Kỳ đài Hà Nội thuộc Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long sẽ được chiếu sáng mỹ thuật bằng hệ thống đèn hiện đại.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ, bút nghiên lại trở nên quen thuộc trên khắp phố phường. Phong tục khai bút và xin chữ đầu năm không chỉ tôn vinh tri thức mà còn gửi gắm những ước vọng may mắn, tài lộc, bình an trong năm mới.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 36km về phía Nam, làng nghề làm tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã có tuổi đời khoảng một thế kỷ. Nghề làm tăm ở đây nhộn nhịp suốt cả năm nhưng sôi động hơn cả là vào những ngày cận Tết. Ngay từ đầu làng, màu đỏ của chân hương như càng rực rỡ dưới ánh nắng, thu hút ánh nhìn của bất kì du khách nào ghé thăm.

Hội chữ Xuân Ất Tỵ đã khai mạc tại Hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ngày 23/1.

Nhiều tôn giáo, tín ngưỡng thường hứa hẹn sự giải thoát ở kiếp sống khác. Nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu lại cho con người những giá trị thăng hoa ngay cõi tạm.

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến rất gần, những ngày này, làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã ngập tràn sắc hồng của hoa đào và nhộn nhịp người vào ra chọn mua đào chơi Tết.