Tiểu thuyết của Hồ Điệp Thanh Thanh gây sốt khi mở bán
Trước nhu cầu lớn của độc giả, tác giả và đơn vị phát hành đã quyết định tái bản ngay tác phẩm và có những điều chỉnh để phù hợp với mọi lứa tuổi.
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh thành phố Nam Yên trong đại dịch Moros+, xoay quanh cuộc sống, công việc và tình yêu của bác sĩ Hạ Vũ. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết lột tả chân thực không khí phòng cấp cứu giữa đại dịch.
Dù ngay phần mở đầu tác giả giới thiệu đây là tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu, thế nhưng người đọc vẫn dễ dàng liên tưởng về những ngày đại dịch Covid 19.
“Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” là cuốn ngôn tình kiểu Việt Nam, dung dị, gần gũi và thấm đẫm tình người.
Tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh chia sẻ chị viết trong tâm thế của người dạo chơi, muốn viết nên cảm xúc của mình nên chưa bao giờ có áp lực trong văn chương.
“Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” là tiểu thuyết thứ hai của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh, sau bộ tiểu thuyết khá thành công “Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh”. Bản thảo đầu tiên của truyện được hoàn thành vào mùa hè 2021. Nhưng phải đợi ba năm sau, khi đại dịch Covid-19 đã lùi dần vào ký ức, thì tác giả mới đủ bình tâm để đưa những câu chuyện nhân sinh ngày đó đến với bạn đọc trong nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Sau hai bộ tiểu thuyết, Hồ Điệp Thanh Thanh cũng định hình là cây viết trữ tình, lãng mạn, rất tài tình trong việc lấy nước mắt độc giả.
Trong buổi ra mắt sách tại Hà Nội, nhà văn Di Li chia sẻ khi bản thân là tác giả chuyên viết truyện trinh thám, chưa viết và cũng chưa đọc truyện ngôn tình, nhưng khi đọc “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” nhà văn lại thấy hấp dẫn, hồi hộp và tò mò về kết cục.
Trưởng Ban Văn học, Nhà xuất bản Văn học, bà Phương Thùy nhận định: tiểu thuyết đã mang đến cho độc giả cái nhìn khác về đại dịch, có mất mát, có vất vả nhưng cũng có lạc quan và sự ấm áp.
Mới đây, tác giả và đơn vị phát hành cùng Nhà xuất bản Văn học đã quyết định tái bản tác phẩm. Trong lần tái bản tiểu thuyết “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” có một số điều chỉnh nhỏ. Đáng chú ý là việc tăng cỡ chữ, nhằm phục vụ độc giả lớn tuổi. Đồng nghĩa với việc số trang sẽ tăng lên gần 700 trang thay vì 552 trang như hiện tại.
Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.
Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, bầu không khí trong lành.
Tại đình Nhật Tân, quận Tây Hồ - di tích cổ kính nằm ven đê sông Hồng, có một cây sanh cổ thụ hàng ngày tỏa bóng mát. Cây di sản này đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân nơi đây.
0