Tìm Hà Nội xưa trong quán cafe nhạc Trịnh

Ở Hà Nội, không khó tìm những quán cafe có phong cách độc đáo, nhưng nếu muốn tìm một góc yên tĩnh để được thả hồn theo những bản nhạc Trịnh, thì quán 'Cuối Ngõ' sẽ là một địa điểm không thể bỏ qua.

Nằm trong con ngõ 68, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đúng như tên của nó, quán cafe nằm ở cuối ngõ. Những góc tường rêu phong và hoen bụi. Những góc nhỏ tĩnh lặng và trầm mặc. Tất cả bỗng trở nên thi vị hơn khi được trang trí nhiều bức chân dung đen trắng. Bàn ghế ở đây chủ yếu làm bằng gỗ, mang đến vẻ tự nhiên, gần gũi.

Hà Nội xưa trong quán cafe nhạc Trịnh

Chị Thu Huyền, chủ quán cafe Cuối Ngõ, cho biết: "Lúc đầu mình nghĩ mãi không ra một cái tên thì thấy nhà ở cuối ngõ ngách nên đặt luôn tên là Cuối Ngõ. Thì may thay trong bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu "về đâu cuối ngõ, về đâu cuối trời" và đây là câu hát mà cả hai vợ chồng đều rất là thích".

Đối với bạn Nguyễn Đinh Thu Trang (quận Cầu Giấy), không gian quán cafe Cuối Ngõ khác hoàn toàn với nhịp sống bên ngoài: "bước chân đến đây, mình cảm giác rất khác so với không gian ồn ào bên ngoài. Ngay từ khi dắt xe vào cổng là được yêu cầu tắt máy xuống xe. Điều này tạo cho mình cảm giác rất đặc biệt khi mình cảm thấy khách cần phải tôn trọng không gian ở đây, tạo nên một không gian yên bình, thư thái và thoải mái nhất".

Vào mỗi tối thứ sáu, cafe Cuối Ngõ có buổi biểu biễn nhạc hòa tấu để phục vụ những tâm hồn yêu nhạc

Bạn Nguyễn Hải Dương (quận Thanh Xuân): "Không gian quán ở đây yên tĩnh, ấm cúng khiến mình rất thích. Thường mình đến đây hay nói chuyện với bạn hoặc đọc sách, vì mình cảm thấy rất thích không khí này, đặc biệt là mình rất thích nhạc Trịnh".

Mỗi tối thứ sáu, cafe Cuối Ngõ có buổi biểu biễn nhạc hòa tấu để phục vụ những tâm hồn yêu nhạc. Đến đây, gọi một thức uống quen thuộc, ngồi một góc thưởng thức âm nhạc, đủ làm tâm hồn nhẹ nhàng, thư thả.

Không gian bên trong ấm cúng, đâu đó trên bàn có một bình hoa tươi nhỏ nhắn

Không gian bên trong ấm cúng, đâu đó trên bàn có một bình hoa tươi nhỏ nhắn. Và phủ lên tất cả là nhạc Trịnh ngân lên thật khẽ, đủ nghe, gợi sự hoài cổ, xưa cũ đến nao lòng.

Với những bạn thích "chech in", chỉ cần giơ máy lên là đã có bức hình đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi độ tháng Tư về, là thời điểm những cây bún cổ thụ bắt đầu nở hoa, tạo một quang cảnh riêng có và độc đáo. Khi hoa bún nở, gần như toàn bộ tán lá đều nhuộm chung một mầu. Một bức tranh tự nhiên đẹp mắt, cuốn hút người dân và du khách.

Sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trên những thân cây khẳng khiu trụi lá, sẽ khiến nhiều người mê mẩn. Nét đẹp gợi nhớ những kỷ niệm xưa, mà không ít người cảm thấy quyến luyến.

Ai đi trên tuyến đường Văn Khê cũng muốn dừng chầm chậm để ngắm những màu sắc Phong Linh đang vào mùa nở rộ…

Giữa không gian ồn ào, náo nhiệt của đô thị hiện đại, công viên Bách thảo được ví như “lá phổi xanh” của Thủ đô, mang đến một không gian xanh mát, trong lành, thu hút nhiều người dân đến vui chơi, giải trí và rèn luyện sức khỏe.

Vào những ngày đầu tháng Tư này, trên các con phố của Thủ đô như sáng hơn bởi sắc trắng của những bó hoa loa kèn, trên những xe hoa đầy ăm ắp. Và dường như sắc trắng tinh khôi, dịu dàng, giản dị của những bông hoa loa kèn khiến cho sự vội vã, hối hả của ngày thường trở nên lãng mạn, nên thơ hơn trong tiết trời chuyển mùa của Hà Nội.

Khi đi trên đường, không khó để bắt gặp những chướng ngại vật gây nguy hiểm cho mình và các phương tiện khác. Thay vì việc tránh né, một người lái xe đã cố gắng để đảm bảo an toàn cho mọi người, hành động này đã nhận nhiều tình cảm từ cộng đồng mạng.