Tín dụng đạt mục tiêu, doanh nghiệp SME vẫn không có vốn

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã đạt mục tiêu đề ra song vẫn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước,tính đến cuối tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng đạt mức 6%. Trong đó, tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên đều ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn so với mặt bằng chung.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã đạt mục tiêu đề ra song vẫn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tín dụng đạt mục tiêu nhưng nhỏ và vừa vẫn không có vốn

Các chuyên gia cho rằng, điều này đang vô tình tạo ra nghịch lý khi khối doanh nghiệp này chiếm gần 85% tổng số doanh nghiệp cả nước, nhưng khả năng vay vốn còn rất thấp.

Theo số liệu Ngân hàng nhà nước vừa công bố, 6 tháng đầu năm 2024 đã có thêm gần 1 triệu tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế, riêng trong tháng 6 có tới 270.000 tỷ đồng được cho vay ra.

Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), hiện chỉ có khoảng 32,18% nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam được đáp ứng. Có vẻ như tín hiệu tích cực của tăng trưởng tín dụng chỉ là câu chuyên của các doanh nghiệp lớn.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã đạt mục tiêu đề ra song vẫn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng

Ông Nguyễn Danh Thuận, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ademax cho biết: ''Các chính sách chỉ tập trung nhiều vào cho dự án lớn, các ngân hàng thì đưa ra gói tín dụng với yêu cầu tương đối cao, trong khi đó năng lực quản lý, xây dựng báo cáo minh bạch của các doanh nghiệp nhỏ để tiếp cận nguồn vốn cũng khó, có thể do ý thức người lãnh đạo chưa cao để xây dựng đòn bẩy tài chính.''

Đơn cử như doanh nghiệp lữ hành này, 6 tháng cuối năm dự kiến tăng gấp đôi lượng tour đưa ra thị trường. Tuy nhiên, để có thể đặt cọc vé máy bay và khách sạn giữ chỗ trong tour, câu chuyện vốn đang là vấn đề.

Ông Đặng Duy Trung Hiếu, Chủ tịch Công ty TNHH Dịch vụ lữ hành Chuyến đi Việt Nam cho biết: ''Việc tiếp cận vốn vẫn khá khó khăn và để các thông tin từ phía NH cũng rất khó khăn, một là khó khăn về phía thông tin, hai là khó khăn về chính sách, có những gói vay tốt thì doanh nghiệp không biết hoặc các tiêu chuẩn không đáp ứng được.''

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngân hàng và phần lớn chỉ vay được dựa trên tài sản họ có.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi vẫn đến từ nội tại của các doanh nghiệp nhỏ khi những yêu cầu cơ bản như minh bạch thông tin, chiến lược kinh doanh hiệu quả, xây dựng uy tín… vẫn chưa được chú trọng.

Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết: ''Những doanh nghiệp nhỏ và vừa từ trước đến giờ bản thân họ đã không đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngân hàng và phần lớn chỉ vay được dựa trên tài sản họ có, cho nên có bơm tín dụng nữa cũng chỉ vào các doanh nghiệp lớn. Thế nên tăng trưởng tín dụng phải rõ là cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nó mới phản ánh được thực sự".

Doanh nghiệp SME chiếm gần 85% số doanh nghiệp cả nước, nhưng khả năng vay vốn còn rất thấp

Ông Trần Văn Minh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội chia sẻ: ''Các doanh nghiệp đó thường thiếu kinh nghiệm quản lý, quản trị, lịch sử kinh doanh chưa uy tín, khả năng kháng thể cũng chưa nhiều như doanh nghiệp lớn. Đấy là những lý do ngân hàng rất e ngại…''

Theo Fiin Group, khoảng trống tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gọi tắt là SME ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay hiện tại. Doanh nghiệp SME chiếm gần 85% số doanh nghiệp cả nước, nhưng khả năng vay vốn còn rất thấp khi mức tổng nợ vay trên toàn hệ thống mới chỉ khoảng 10%. Nhiều ý kiến cho rằng, các tổ chức tín dụng nên tối ưu hóa danh mục cho vay đối với các SME để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng SME, đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.