Tín dụng toàn nền kinh tế năm 2024 tăng 15,08%
Họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra chiều 7/1. Phát biểu tại họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tín dụng đã đạt mục tiêu định hướng đặt ra từ đầu năm (15%) và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên.
Trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước chủ động thực hiện hai lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng vào ngày 28/8/2024 và ngày 28/11/2024 theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu và để kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về nghiên cứu dỡ bỏ dần biện pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu định hướng tín dụng tăng 16%. Phó Thống đốc cho biết ngành ngân hàng rất mong nền kinh tế nhận được nhiều nguồn vốn khác (trái phiếu doanh nghiệp, vốn tư nhân, ngân sách...) để giảm áp lực cho tín dụng.
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025, trong đó, đặt mục tiêu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số thương mại điện tử (EBI) hằng năm.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08% so với cuối năm 2023, tổng doanh số cho vay đạt 23 triệu tỷ đồng và thu nợ khoảng 21 triệu tỷ đồng.
Tết Nguyên Đán là mùa đoàn viên, là khoảnh khắc để trao gửi yêu thương qua những giỏ quà Tết. Năm nay, giá cả giỏ quà Tết 2025 vẫn ổn định, đảm bảo chất lượng như những năm trước.
Giá vàng trong nước ngày 8/1 tăng nhẹ, với giá vàng miếng và vàng nhẫn được điều chỉnh tăng từ 100.000 đến 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.
Chiều 7/1, phát biểu tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam lần thứ 17, phiên toàn thể mùa xuân 2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc mong muốn diễn đàn sẽ đóng góp nhiều sáng kiến để Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn, đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng hai con số như mong muốn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, cạnh tranh về giá, việc tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cải tiến năng suất.
0