Tín hiệu tích cực cho cải tạo chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 31,6 ha; bao gồm 23 công trình chung cư.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Quyết định này tiếp tục thể hiện sự quyết tâm của Thành phố trong việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Thời gian hoàn thành lập đồ án Quy hoạch chi tiết là 6 tháng.

Đây là bản qui hoạch rất được người dân chờ đợi, bởi trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 sẽ xác định được rõ qui mô dân số, công trình sau khi được quy hoạch, cải tạo. Nói cách khác, nó là cơ sở để tính toán cụ thể sẽ có bao nhiêu tòa nhà, cao bao nhiêu tầng, phục vụ cho bao nhiêu nhân khẩu, bố trí ra sao.

Khu tập thể Nghĩa Tân là chung cư cũ đầu tiên được Hà Nội lập quy hoạch chi tiết 1/500 ở quy mô toàn khu (bao gồm 29 công trình), trước đó, việc cải tạo chung cư cũ chỉ được thực hiện với từng tòa nhà như: khu Kim Liên - Trung Tự hay Giảng Võ... Chỉ có cải tạo cả khu thì mới đảm bảo nâng cấp chất lượng cuộc sống của người dân, bởi chung cư cũ không chỉ căn hộ lạc hậu mà các tiện ích cũng bị ảnh hưởng như giao thông, hạ tầng…

Thực tế cho thấy, ngoài cơ chế, chính sách thì việc cải tạo chung cư cũ còn phụ thuộc khá nhiều vào quyết tâm của chính quyền địa phương. Việc Thành phố phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng cho hai khu tập thể Nghĩa Tân và thời gian tới là Trung Tự thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cải tạo các khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ cho cả khu vực.

Theo chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030, Hà Nội sẽ triển khai cải tạo xây dựng lại 10 khu chung cư cũ. Với việc các bộ luật mới sớm có hiệu lực và đặc biệt là Luật Thủ đô được thông qua theo hướng trao nhiều quyền hơn cho Hà Nội khiến nhiều người đặt niềm tin vào việc cải tạo chung cư cũ.

Về những vấn đề cụ thể đều đã được đưa vào trong những điều của Luật Thủ đô sửa đổi như quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch kiến trúc đô thị hay những quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến định mức kỹ thuật xây dựng công trình của các ngành thì trong Luật Thủ đô lần này cũng đề xuất trao quyền cho Hà Nội trên cơ sở định hướng quy hoạch của Trung ương và Trung ương giám sát khi Hà Nội thực hiện.

Luật Thủ đô năm 2024 có quy định đối với trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo pháp luật về nhà ở thì UBND Thành phố được quyền thu hồi đất nhà chung cư, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất sau khi có từ 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất trong phạm vi dự án đồng thuận.

Theo kế hoạch, dự kiến tháng 6/2025, thành phố sẽ hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.

Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.

Các cuộc đấu giá đất tại huyện Quốc Oai và Sóc Sơn (Hà Nội) cuối tuần qua đã ghi nhận mức giá trúng cao gấp gần 20 lần mức giá khởi điểm.

Từ 1/4, Nghị quyết 171 được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực thi hành.

Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.

Địa phương có vai trò quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024.