Tinh hoa văn hóa trà

Những câu chuyện văn hóa xung quanh chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, bởi hai nước có nhiều sự tương đồng về văn hóa, trong đó có văn hóa trà. Tại hội đàm chiều 12/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thân tình mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc trà, thưởng thức ba sản phẩm trà thượng hạng của Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý phải kể tới trà mạn sen Đầm Trị Tây Hồ - niềm tự hào của người Hà Nội từ bao đời nay.

Đặc sắc trà mạn sen Đầm Trị Tây Hồ

Sen Hồ Tây quý không chỉ bởi tại đây có lớp bùn đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng, mà đây còn là một vùng đất linh thiêng, sen Tây Hồ vì thế có thể hấp thu rất nhiều linh khí của đất trời, nên đặc trưng hơn hẳn vùng khác. Có nhiều nơi ở Hà Nội hay xung quanh Hà Nội trồng sen, nhưng từ xưa đến giờ, người Hà Nội nhất thiết chỉ dùng sen Tây Hồ để ướp trà cũng bởi lẽ đó. Những bông sen sinh trưởng ở ở đầm Trị có cánh màu hồng phớt nhẹ, hương đậm nhưng không hắc, gạo sen to và dầy. Có người ví von hương của sen đầm Trị giống tính cách người Hà Nội xưa, thanh lịch mà kín đáo, sang trọng mà lịch lãm không phô trương.

Những bông sen sinh trưởng ở ở đầm Trị có cánh màu hồng phớt nhẹ, hương đậm nhưng không hắc, gạo sen to và dầy

Điều đặc biệt nữa của loại trà này đó là phải cần tới 1.300 bông hoa sen mới cho ra được 1kg trà mạn sen thượng phẩm. Đây là một trong những lý do khiến người nước ngoài đã không ít lần xuýt xoa trước nghệ thuật ướp trà cầu kỳ, tinh tế này của người Hà Nội.

Cứ độ tháng 5, tháng 6 hàng năm là những người làm trà sen sinh sống tại Quảng An - Tây Hồ lại trở nên tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Đối với những người nghệ nhân, trà sen Tây Hồ không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng mà còn được yêu mến vì cái hương vị đặc biệt của nó. Để làm ra được những phẩm trà sao cho đằm, cho thơm, người nghệ nhân phải tự tay cẩn thận làm từng bước từ chọn lọc sen, tách cánh lọc lấy gạo sen và khâu đòi hỏi tự tỉ mỉ nhất đó chính là ướp trà. Cứ như thế một lớp trà lại rải một lớp sen, từng lớp từng lớp một, để tạo ra một cân trà sen thì cần ít nhất phải qua 7 lần ướp, vì vậy đòi hỏi ở người làm trà một tâm  hồn đủ nhạy cảm, đôi chút sự tĩnh tâm và một tình cảm rất chân thành với Trà sen Hồ tây.

Để làm ra được những phẩm trà sao cho đằm, cho thơm, người nghệ nhân phải tự tay cẩn thận làm từng bước từ chọn lọc sen, tách cánh lọc lấy gạo sen và khâu đòi hỏi tự tỉ mỉ nhất đó chính là ướp trà

Trà sen thường xuất hiện trong những dịp lễ quan trọng của người Việt, đối với những người yêu trà, trà sen Hồ Tây được coi là loại trà cao quý nhất trong các loại trà. Trà sen Đầm Trị- Tây Hồ được biết tới với 2 loại trà phổ biến đó chính là trà ướp xổi trong bông sen và trà ướp truyền thống dệt hương. Đối với trà sen ướp xổi cách ngon nhất để thưởng thức đó chính là sử dụng ngay sau khi ướp và khi vẫn còn trong mùa sen. Còn với những người muốn thưởng thức trà sen thì lọai trà sen dệt hương chính là lựa chọn số một.

“Mùa sen chỉ có 3 tháng, muốn bảo quản phải sự dụng phương thức ướp khô. Cần bảo quản kỹ lưỡng để gửi tới người sử dụng, sao cho thể hiện được cái tâm của người làm trà” - bà Đàm Thị Loan , nghệ nhân làm trà sen Tây Hồ chia sẻ.

Đã nhiều năm trôi qua, dù nhiều thứ đã đổi thay, nhưng chén Trà sen Đầm Trị - Tây Hồ vẫn cứ tỏa hương mãi trong lòng những người yêu trà. Đó là một dấu ấn của riêng của trà sen Tây Hồ, là một nét đặc trưng của con người Hà Thành.

Không gian văn hóa thưởng trà

Để tiện lợi cho các du khách thì các gia đình làm trà sen gia truyền tại Quảng An, Tây Hồ cũng đã đóng gói vừa đủ lượng trà cho một lần pha vào một gói nhỏ. Tùy theo gu thưởng trà đậm, nhạt của mỗi người khác nhau có thể sử dụng 1-2 gói cho mỗi ấm trà.

Thưởng trà là cả một quá trình nghệ thuật

Đối với trà sen Tây Hồ, không chỉ có công đoạn ướp trà của người nghệ nhân là đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ, mà công đoạn pha trà, thưởng trà cũng quan trọng không kém. Độ sôi, độ nóng của nước phải vừa đủ độ, chén trà pha ra trước khi thưởng thức thường mọi người sẽ tận hưởng mùi thơm của trà, rồi nhấp một ngụm để trong khoang miệng cảm nhận vị ngọt, vị thơm của trà. Chưa kể trà cụ, không gian thưởng trà cũng mang đến nhiều cảm nhận đặc biệt riêng có.

Thưởng trà là cả một quá trình nghệ thuật, khi ta không chỉ cảm nhận độ ngon của trà qua hương vị mà còn cảm nhận qua cách pha trà, hay cách mà ta tiếp cận với tách trà, và những người xung quanh. Bên cạnh việc được xem là một trong những tập tục có từ lâu đời, thưởng trà còn là một “môn nghệ thuật” của những ai có niềm yêu thích đặc biệt với trà, với sự tỉ mỉ, kỹ càng trong mỗi bước, mỗi công đoạn làm trà, và cả những yếu tố xung quanh một tách trà nữa.

Nhắc tới việc uống trà, đa phần sẽ nghĩ đến hình ảnh các bậc cao niên ngồi quây quần hàn huyên bên chiếc ấm. Thế nhưng, một vài năm trở lại đây nhiều người trẻ chuộng tìm đến những chốn thưởng trà an yên, nơi có không gian thanh tao, nhẹ nhàng với những ấm trà đượm hương, thấm vị. Chính vì vậy mà tại Hà Nội cũng ngày càng có nhiều không gian thưởng trà được ra đời. Và còn gì thú vị hơn, khi thưởng thức trà sen ngay tại Hồ Tây, trong tiết trời cuối thu đầu đông. Đặc biệt, tại một không gian mà có những nghệ nhân, những người chế biến trà sen có đến bốn thế hệ nối tiếp nhau cùng gìn giữ hương vị trà sen.

Ngân nga một giai điệu quen thuộc của Hà Nội, nhâm nhi chén trà sen Tây Hồ, đã trở thành thói quen của nhiều người dân Thủ đô

Ngân nga một giai điệu quen thuộc của Hà Nội, nhâm nhi chén trà sen Tây Hồ, đã trở thành thói quen của nhiều người dân Thủ đô. Cũng bởi nhu cầu thưởng trà lớn mà cho đến nay, đã có thêm nhiều không gian trà độc đáo phục vụ du khách trong và ngoài nước

Khách thưởng trà tới những không gian uống trà quanh Hồ Tây, mỗi người đều có những cảm nhận khác nhau, nhưng cũng có những người đến đây, ngoài cảm nhận hương vị thì còn mong muốn lắng nghe kiến thức về trà sen từ chính những nghệ nhân đã nhiều đời đúc rút kinh nghiệm. Những quán trà sen mộc mạc ven hồ Tây còn chứa hương thầm, sắc ẩn của nếp sống, cách ứng xử của người Tràng An, tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Kết hợp không gian quán trà đạo trong nhà với không gian ngoài trời tạo nên sự linh hoạt cùng với không gian xanh mát trở thành một trong những trải nghiệm khiến khách thưởng trà yêu thích, Hoa sen luôn toát lên vẻ thanh cao và thuần khiết. Con người khi thưởng trà sen giữ trong mình một tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái và bình yên. Tạo lên từ những bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của người làm trà, trà sen Hồ Tây vẫn tạo được một nét văn hóa riêng không bị trộn lẫn với cuộc sống hiện đại. Dân Hà Thành lưu giữ thú vui tao nhã này vì trà sen Hồ Tây được coi như sự hòa quyện giữa đất trời Thăng Long ngàn năm, là niềm tự hào của người Hà Nội từ xưa đến nay.

Tinh hoa văn hóa thưởng trà

Thưởng trà kết hợp giữa nét đẹp của bộ ấm trà, vị thơm ngon đặc biệt của loại trà kết hợp cùng thao tác chuyển động tỉ mỉ và tinh hồn tĩnh lặng “thả hồn” vào từ bước pha, nếm, thưởng thức tạo thành một khối thống nhất hòa quyện. Ngoài ra, thông qua tách trà, người ta có thể hiểu hơn về con người cũng như văn hóa của đất nước đó. Tại châu Á, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản là ba quốc gia điển hình cho nghệ thuật thưởng trà đặc sắc. Đây là những nơi mà trà đã trở thành một nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tinh thần của con người.

Thông qua tách trà, người ta có thể hiểu hơn về con người cũng như văn hóa của đất nước đó

“Trà” không đơn thuần chỉ là một thức uống, mà nó đã được nâng tầm qua hàng trăm, hàng nghìn năm để có thể chứa đựng được cả nền văn hóa của từng quốc gia, với những nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc dân tộc.

Ở đâu đó giữa lòng Hà Nội, người ta lại dễ dàng nhận thấy những chén trà sen thơm dịu, ấm nóng xoay tròn bên những câu chuyện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.