Tính năng hỗ trợ người lái nâng cao có an toàn?
Ngày nay, nhiều xe ô tô đã được trang bị công nghệ ADAS - hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao để giảm thiểu những tai nạn không mong muốn. Vậy các tính năng ADAS trên xe hiện nay bao gồm những gì?
Công nghệ ADAS hay còn được gọi là Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao, là một hệ thống điện tử được thiết kế để cung cấp các chức năng hỗ trợ người lái xe để việc vận hành phương tiện được thuận tiện hơn và an toàn hơn.
Trước hết, ADAS gồm có hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (ACC - Adaptive Cruise Control). Hệ thống này được đánh giá là hữu ích trên cao tốc khi có thể tự động tăng, giảm tốc độ, dừng xe và giữ khoảng cách trong ngưỡng được cho là an toàn.
ADAS còn cung cấp hệ thống định vị cho người sử dụng như: đỗ xe tự động, hỗ trợ điểm mù, tránh va chạm, hỗ trợ giữ làn đường, điều hướng GPS và kiểm soát tốc độ. Bên cạnh đó còn có các tính năng như phát hiện lái xe buồn ngủ, mất tập trung.
Công nghệ ADAS còn có tính năng tự động phanh khẩn cấp sử dụng các cảm biến để phát hiện người lái đang trong quá trình va vào xe khác hoặc các vật thể khác trên đường. Tính năng này có thể đo khoảng cách của các phương tiện hay vật thể gần đó và cảnh báo người lái xe về mọi nguy hiểm.
Tuy nhiên, Hiệp hội ô tô Mỹ đã đưa ra khuyến cáo sau một số thử nghiệm rằng, hệ thống phanh khẩn cấp tự động không phải lúc nào cũng được kích hoạt đúng lúc. Các tài xế không nên hoàn toàn dựa vào hệ thống phanh khẩn cấp mà chỉ nên sử dụng hệ thống này để hỗ trợ.
Trên thực tế, hầu hết nguyên nhân của các vụ tai nạn đều liên quan đến con người, có thể do ngủ gật, không tập trung khi lái xe hoặc xử lý tình huống không kịp thời trên đường.
Khi bật hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS, tài xế cần tập trung, luôn đặt tay trên vô lăng để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Bên cạnh đó, lái xe cũng cần kiểm tra, đảm bảo các cảm biến, camera trên xe không bị bẩn, che khuất hoặc hư hỏng.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota Motor có kế hoạch giảm đáng kể sản lượng xe điện, cắt giảm dự báo sản lượng toàn cầu của hãng năm 2026 xuống còn một triệu xe, thấp hơn khoảng 30% so với dự báo doanh số đã công bố trước đó.
Mặc dù đã có rất nhiều trường hợp xảy ra thế nhưng làm thế nào để tránh ô tô bị thủy kích thì không phải ai cũng nắm rõ và có kinh nghiệm xử lý.
Lái ô tô dưới trời mưa bão thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm. Tài xế cần lưu ý một số phương pháp để đảm bảo an toàn cho xe và bản thân trong điều kiện thời tiết xấu.
Bước vào những ngày mưa bão, ngoài vấn đề theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo thời tiết, cập nhật các lộ trình di chuyển phù hợp, người điều khiển phương tiện, nhất là với lái xe ô tô cần lưu ý 6 điều sau:
Mẫu xe tải điện FH Electric bản nâng cấp với khả năng di chuyển tới 600 km chỉ với một lần sạc dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào nửa cuối năm 2025.
Volkswagen, thương hiệu xe hơi hàng đầu của Đức, đã thông báo kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo ChatGPT vào hệ thống thông tin giải trí của các mẫu xe.
0