Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Để tỏ lòng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tính đến 12 giờ 30 phút ngày 26/7, có trên 5.600 đoàn đại biểu các cơ quan ở Trung ương, địa phương, lực lượng vũ trang, nhân dân và đoàn quốc tế đến viếng, với trên 252.000 người viếng trực tiếp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; có hơn 483.000 lượt người viết sổ tang điện tử trên VNeID; khoảng 3.000 đoàn tới viếng tại 94 cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.
Đúng 13 giờ, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể.
Trong giây phút trang nghiêm, thành kính và xúc động, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, Trưởng Ban lễ tang đã đọc điếu văn tri ân những cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo trọn đời vì nước, vì dân đã vĩnh biệt chúng ta, đây là mất mát lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Bày tỏ lòng tiếc thương và tình cảm sâu sắc đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Tổng Bí thư ra đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp, công lao và cống hiến, tài năng và đức độ của đồng chí sẽ còn sáng mãi trong lịch sử vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, trong sự tri ân của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, trong tình cảm của bạn bè quốc tế.
Bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất, ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại diện gia đình bày tỏ: “Từ khi cha chúng tôi lâm bệnh đến tận những phút giây cuối cùng và trong suốt quá trình tổ chức tang lễ, gia đình luôn nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân thành, giúp đỡ tận tình của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương, họ hàng gần xa, tình cảm của nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế".
Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể, đồng chí, đồng bào và bạn bè quốc tế đã tiễn biệt lần cuối nhà lãnh đạo xuất sắc có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Đông đảo người dân Thủ đô đã đứng hai bên tuyến đường đoàn xe tang đi qua để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo mẫu mực, trọn đời vì nước vì dân, về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0