Tò he đang dần bị lãng quên

Tò he là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt. Tuy món đồ chơi này không còn thịnh hành, vẫn có những nghệ nhân miệt mài giữ thú chơi này.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) kể: "Sinh ra ở làng nghề truyền thống thôn Xuân La, tôi theo nghề các cụ từ bé, được học nghề từ ông ngoại, bố, các chú các bác ở trong làng. Đến khi trưởng thành tôi theo nghề đó luôn.

Tôi thấy con giống của người Hà Nội xưa đã từng làm, nó đẹp quá, thứ nhất nó đẹp, thứ hai nó có  giá trị văn hóa rất cao, từng con giống có từng câu chuyện khác nhau. Trong những con giống đó vừa có giá trị nghệ thuật vừa có chiều sâu văn hóa".

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu
Những con giống được đôi bàn tay khéo léo nặn nên

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu đã cải tiến để những con giống tò he hôm nay đẹp và bền hơn xưa: ''Về chất liệu để làm con giống này tôi có sáng kiến thay đổi phù hợp hơn. Ngày xưa các cụ làm, chơi xong thì có thể ăn được, nhưng sản phẩm không được bền vì làm chủ yếu để ăn chơi một vài hôm nó bị nứt.

Tôi đã cho các phụ gia vào để bền hơn, nó phục vụ cho việc làm nghề tốt hơn. Ví dụ như sản phẩm nâng cao được giá trị nghệ thuật. Nếu chúng ta không có sự cải tiến, làm ra một con rất là đẹp, cầu kỳ công phu, vài hôm đã hỏng thì công sức bỏ ra rất lãng phí".

Những viên bột màu được chuẩn bị

Mấy năm gần đây, lượng hàng bán được khá chạy. Anh Hậu huy động anh chị em trong nhà, dạy cho học sinh làm. Mấy năm gần đây, năm nào anh cũng mở lớp học hè cho học sinh.

"Năm nay, bộ nghê hình trâu tôi bán rất đắt hàng mọi người rất ưa chuộng mặc dù giá cao. Có một số con giống kỹ thuật làm rất đặc biệt và độ khó cao, cần những người thợ yêu nghề và kiên trì mới có thể theo đuổi được.

Tôi mong muốn kiếm được nhiều bạn trẻ yêu nghề hơn, kiên trì hơn để tôi có thể đào tạo chuyên sâu và để tôi truyền nghề tôi đã học được cho các bạn đó", anh Hậu nói.

Năm nào nghệ nhân cũng mở lớp dạy học sinh trong hè.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách nhận xét: "Hậu là người có trí, khéo tay, có tâm và yêu nghề, rất là hiếm".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.

Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.