Toàn cảnh thủ đoạn, sai phạm trong đại án Vạn Thịnh Phát

Đại án Vạn Thịnh Phát vừa được công bố tuần qua, đã đi vào lịch sử với kỷ lục về số tiền tham ô, tham nhũng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đánh giá:Vạn Thịnh Phát là tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn, hoạt động rất tinh vi, phạm tội có dự mưu từ trước. Bị can Trương Mỹ Lan có vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu để cùng các đồng phạm cố ý trực tiếp thực hiện hành vi tham ô tài sản số tiền đặc biệt lớn.

1. Đại án Vạn Thịnh Phát - Dự mưu từ trước

Vạn Thịnh Phát bắt đầu từ năm 1991, khi bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty TNHH với vốn điều lệ 34,8 triệu USD. Dưới sự dẫn dắt của nữ chủ tịch, Vạn Thịnh Phát cổ phần hóa từ năm 2007, đến nay đã trở thành Tập đoàn đa ngành, vốn điều lệ 550 triệu USD, với hơn 1000 công ty con và thành viên.

Với ý đồ lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Trương Mỹ Lan bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, đã nắm giữ 85% cổ phần của ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB kể từ khi tổ chức tín dụng này được thành lập ngày 26/11/2011 trên cơ sở hợp nhất với Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.

Sau đó tiếp tục mua lại cổ phần, nhờ người đứng tên, tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần SCB lên hơn 91% vào ngày 1/1/2018. Còn về cái gọi là “Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”, theo kết luận của cơ quan điều tra, đã được phát triển và chia làm 4 nhóm chính:

Nhóm định chế tài chính tại Việt Nam: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), CTCP Chứng khoán Tân Việt, CTCP Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú.

Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: CTCP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng... đều là công ty có vốn điều lệ lớn, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn; nắm cổ phần chi phối các công ty con.

Nhóm các công ty “ma” tại Việt Nam: được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công... Mạng lưới công ty tại nước ngoài: Có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.

2. Thủ đoạn tinh vi của Vạn Thịnh Phát

Sau khi thâu tóm SCB, bị can Trương Mỹ Lan để thân tín giữ vai trò chủ chốt, phối hợp với các thân tín khác ở Vạn Thịnh Phát.

Cơ quan điều tra chỉ rõ thủ đoạn được nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay, hay nói đúng hơn là rút tiền từ SCB gồm: Thuê hoặc nhờ người đứng tên tài sản để tạo lập hồ sơ vay khống; Đưa ra tài sản bảo đảm được định giá trị để tạo hồ sơ đúng quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra; Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và hợp thức hóa sau.

Các hồ sơ cho vay, giải ngân của nhóm này đều có ký hiệu theo dõi riêng như "HSTT", "phương án, dự án" để nhân viên ngân hàng nhìn vào đều hiểu là cho vay các công ty trong "hệ sinh thái".

Để hợp thức hóa hồ sơ “rút” tiền, “Kho pháp nhân” đã được tạo lập: hàng ngàn pháp nhân, cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để thức việc rút tiền.

Theo kết quả điều tra của bộ công an về ngân hàng SCB, ngân hàng này đã huy động tiền gửi từ 50 chi nhánh nhưng chỉ tập trung giải ngân đối với nhóm Trương Mỹ Lan tại 3 đơn vị hội sở, 3 chi nhánh lớn, 6 chi nhánh nhỏ lẻ.

Ngoài các đối tượng từ Ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát, thủ đoạn vay này còn có sự tiếp tay của các đối tượng tại các công ty thẩm định giá.

Kết quả điều tra xác định, có 7 cá nhân là đại diện pháp luật, thẩm định viên của 5 công ty thẩm định giá gồm: Công ty Tầm Nhìn Mới, Công ty MHD, Công ty Thiên Phú, Công ty Exim và Công ty DATC có hành vi thông đồng giúp sức cho các đối tượng tại Ngân hàng SCB tạo lập hồ sơ vay vốn khống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng chế tạo xe hơi General Motors (GM) của Mỹ cho biết đã quyết định cắt giảm 1.000 nhân công trong nỗ lực mới nhất nhằm tiết kiệm chi phí.

Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều đặc khu kinh tế để thu hút các nhà đầu tư châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển kinh tế.

Cả nước hiện còn hơn 80 dự án điện năng lượng tái tạo không được đưa vào khai thác, sử dụng do không đủ điều kiện hưởng biểu giá hỗ trợ, chậm ban hành quy định pháp luật...

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2024, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.