Toàn dân đoàn kết, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân; góp phần xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đã thành thông lệ, vào tháng 11 hằng năm, các khu dân cư cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng lại đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

“Vũ điệu kết đoàn”, tác phẩm hiệu triệu tình đoàn kết dân tộc do nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội  Tòng Thị Phóng sáng tác từ lâu đã trở thành vũ điệu truyền thống trong dịp tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại các khu dân cư. Điệu múa truyền thông điệp của niềm tin, hy vọng, sự thống nhất, bình đẳng và hơn cả là đoàn kết giữa các dân tộc.

Theo thời gian, Ngày hội Đại đoàn kết ngày càng có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Ngày hội đã lan tỏa  không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân. Những hoạt động đó đã kết nối tình làng, nghĩa xóm, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tương thân, tương ái trong mỗi cộng đồng dân cư, cùng nhau chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Hơn 20 năm qua, đã có gần 5.000 công trình dân sinh được xây dựng và gần 10.000 nhà Đại đoàn kết xây mới và được thành phố Hà Nội trao tặng trong ngày hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sự nghiệp cách mạng Việt Nam đã đạt được thành tựu vĩ đại. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước nói chung và xây dựng Thủ đô hòa bình, văn hiến, văn minh, hiện đại nói riêng”.

Trải qua 94 năm truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam, sức mạnh của đoàn kết là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ tiếp tục được xây dựng, giữ gìn và phát huy. Tất cả có được là nhờ khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, như Bác Hồ đã khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta”, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân; góp phần xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hà Nội những ngày này, sáng nào cũng bị một lớp sương dày đặc mờ ảo bao phủ, người lái xe khó quan sát, khó nhìn xa.

Sáng nay, 18/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đến thăm, chúc mừng Học viện Chính trị khu vực I nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Căn hộ đã hoàn thiện nhưng ít người thuê, còn các toà nhà khác thì xây dựng dở dang rồi để đó trong khi nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội là rất lớn. Nghịch lý này đang tồn tại nhiều năm nay tại khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

Tối qua, 17/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.