Tội phạm cướp giật giảm nhưng tinh vi, táo tợn hơn
Theo thống kê, nạn nhân của các vụ cướp giật tài sản xảy ra trong thời gian qua phần lớn là phụ nữ - những người mỗi khi ra đường thường mang theo túi xách, đeo nhiều trang sức, vừa đi vừa nghe điện thoại.
Hình ảnh được một camera an ninh ghi lại tại vỉa hè khu vực phố Hào Nam, quận Đống Đa, cho thấy chỉ vì sơ sẩy, trong nháy mắt, một cô gái trẻ đã bị cướp giật chiếc điện thoại Iphone 14 mà gần như không thể phản kháng hay chống cự gì.
Đây chỉ là một trong số hàng loạt những vụ cướp giật do ổ nhóm của Nguyễn Minh Hiếu (sinh năm 2001; trú tại tỉnh Thanh Hóa) thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua. Mặc dù chưa có tiền án tiền sự, nhưng kế hoạch cướp giật được các đối tượng lên một cách tỉ mỉ, che biển số xe, bịt kín mặt nhằm xóa mọi dấu vết.
Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, lực lượng cảnh sát hình sự Thủ đô đã phát hiện hơn 70 vụ cướp giật tài sản, giảm 22 vụ so với cùng kỳ năm 2023. Các đối tượng hoạt động đơn lẻ, chủ yếu cướp điện thoại, túi xách và vàng.
Đa số các vụ cướp giật tài sản đều xuất phát từ việc các đối tượng không có công ăn việc làm, lười lao động nhưng vẫn muốn có tiền tiêu xài hưởng thụ nên nảy sinh ý định đi cướp giật. Nạn nhân đa số là phụ nữ. Đây là những người sức phản kháng yếu, các đối tượng dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội.
Qua nghiên cứu quy luật của tội phạm, Phòng Cảnh sát hình sự đã xác định được 56 tuyến đường tại 20 quận, huyện là những tuyến mà tội phạm cướp giật tài sản thường xuyên hoạt động.
Hiện nay, quá trình điều tra các vụ án cướp giật tài sản, cơ quan công an gặp nhiều khó khăn do đối tượng ngày càng tinh vi trong thủ đoạn hoạt động. Các đối tượng thường che hoặc dùng xe không biển số, đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng để khó bị nhận diện. Sau khi gây án, đối tượng thường di chuyển qua nhiều địa bàn, đường ngõ nhỏ để né tránh camera quan sát.
Chính vì vậy, người dân cần có ý thức bảo vệ tài sản cá nhân, nên mặc quần áo che chắn tài sản khi ra đường, không treo móc tài sản tại giỏ xe hay các vị trí móc ở khu vực để chân; nên lắp gương chiếu hậu nhằm quan sát các đối tượng khả nghi phía sau.
Khi bị cướp giật, người dân nên bình tĩnh ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng của đối tượng và trình báo vụ việc đến cơ quan công an để phối hợp điều tra.
Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.
Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.
0