Tồn kho bất động sản của hai doanh nghiệp Novaland và Vinhomes
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong Quý III/2024, cả nước có lượng tồn kho bất động sản vào khoảng 25.937 sản phẩm, tăng 52% so với quý trước. Trong đó, riêng lượng tồn kho nhà ở riêng lẻ, đất nền trong Quý III tăng 150,6% so với Quý II. Đáng chú ý, dẫn đầu trong danh sách doanh nghiệp bất động sản có giá trị hàng tồn kho lớn nhất phải kể đến Novaland và Vinhomes.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý III/2024 của CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL), doanh nghiệp có 145.428 tỷ đồng hàng tồn kho; tỷ lệ hàng tồn kho lên đến 62,68% trong khối lượng tài sản của doanh nghiệp này.
Về kết quả kinh doanh Quý III/2024, mặc dù doanh thu và lợi nhuận gộp đều tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng thực tế, nếu không có khoản doanh thu tài chính gần 3.900 tỷ đồng, Novaland sẽ lỗ. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Tập đoàn Novaland vẫn lỗ ròng hơn 4.100 tỷ đồng.
Dù đứng thứ hai về hàng tồn kho, với lượng hàng tồn kho hơn 58.034 tỷ đồng, tuy nhiên, khối lượng này chỉ chiếm khoảng 11% tổng tài sản của CTCP Vinhomes (Mã chứng khoán: VHM).
Trong Quý III/2024, Vinhomes đạt doanh thu hợp nhất hơn 33.323 tỷ đồng, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt gần 70.000 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, chủ đầu tư này lãi sau thuế khoảng 20.600 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân cho việc giá bất động sản ngày càng tăng cao nhưng tồn kho của các chủ đầu tư vẫn tăng, các chuyên gia cho rằng tồn tại nhiều điểm bất hợp lý.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.
Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
0