Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Tham dự buổi làm việc, về phía Trung ương có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương Trần Cẩm Tú; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Trương ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, các bộ, ngành Trung ương.
Về phía thành phố Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các sở, ngành trực thuộc thành phố.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Hà Nội là Thủ đô của đất nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế. Trong suốt chiều dài lịch sử, Thăng Long - Hà Nội luôn tiêu biểu cho khát vọng hòa bình, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo và hòa hiếu của dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, truyền thống văn hiến đó lại càng được thể hiện rõ nét hơn. Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, là điểm tựa quan trọng trong việc ổn định chính trị, bảo vệ an ninh đất nước và xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh mong muốn Thủ đô cần phải nhận thức thật đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn nữa tiềm năng, lợi thế vượt trội, vị trí, vai trò đặc biệt. Ảnh: Văn Tuyến.
Về các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh mong muốn Thủ đô cần phải nhận thức thật đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn nữa tiềm năng, lợi thế vượt trội, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới, phát huy truyền thống văn hiến và anh hùng, vị thế đặc biệt quan trọng của Thủ đô đối với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tiếp tục đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm để đưa Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, trở thành thành phố tiêu biểu của cả nước về các mặt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng và mong rằng trong thời gian tới, với bản lĩnh chính trị, trí tuệ, truyền thống cách mạng, khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, sức làm việc năng động, sáng tạo, Thủ đô ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh, nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, xứng danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Sáng tạo”, “Thành phố Vì hòa bình”.
Trân trọng cảm ơn những động viên và định hướng sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đối với Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô nhận thức sâu sắc rằng để đạt được những kết quả quan trọng của thành phố trong nhiều năm qua, bên cạnh sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, thành phố luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, Bộ Chính trị, của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nay là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.
0