Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - hạt nhân lãnh đạo, người Cộng sản kiên cường

80 năm tuổi đời, 56 năm tuổi Đảng, 7 khóa Ủy viên Trung ương Đảng, 6 khóa Ủy viên Bộ Chính trị, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó như: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cương vị Tổng Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, tạo được sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị với tinh thần "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực, với những dấu ấn nổi bật, làm cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng cao, càng bền vững.

Là ngọn cờ lý luận của Đảng, Tổng Bí thư có cống hiến lớn về mặt lý luận, với công trình dày công nghiên cứu và có phát hiện mới là tác phẩm: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Đây chính là sự tổng kết quá trình đổi mới gắn liền với con đường XHCN mà Bác Hồ đã lựa chọn.

Ngoài tác phẩm lý luận lớn này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng có nhiều cống hiến trên các lĩnh vực lý luận chuyên ngành. Đáng chú ý là những tác phẩm về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, về triết lý ngoại giao cây tre, về đại đoàn kết toàn dân tộc, về an ninh  quốc phòng, văn hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Ông Nhị Lê, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết: "Với một hệ thống gần 40 cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho phép ấn hành trong 40 năm qua đã hợp thành một hệ thống lý luận, một nhân tố kiến tạo làm nên lý luận đổi mới của chúng ta trong 40 năm qua, kể từ Đại hội lần thứ VI. Đó là sự hợp thành, kết tinh toàn bộ lý luận đổi mới, khởi đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cho tới hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà hạt nhân rường cột là hệ thống lý luận Nguyễn Phú Trọng".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng có nhiều công trình nghiên cứu cống hiến trên các lĩnh vực lý luận chuyên ngành.

Với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhiều tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư khởi xướng và chỉ đạo đã phát huy hiệu quả, được khẳng định qua thực tiễn.

Ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thấy rõ hiện thân của sự gương mẫu, nhất quán giữa nói và làm, sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ, sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động cụ thể trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực.

Nhờ vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, tăng thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thấy rõ hiện thân của sự gương mẫu, nhất quán giữa nói và làm, sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ.

Là người chiến sĩ cộng sản, trong hành trình 56 năm là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"; tác phong sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí; được cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng, yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Trong cuộc sống đời thường, Tổng Bí thư cũng là tấm gương mẫu mực của lối sống giản dị, khiêm tốn, chân thành, là tấm gương sáng tiêu biểu để cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập, noi theo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".