Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người định hướng phát triển Thủ đô

Thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm bao trái tim người dân Hà Nội nghẹn ngào. Kính trọng, tiếc thương, quý mến... là những tình cảm chân thành, sâu sắc mà mỗi người dân Thủ đô dành cho Tổng Bí thư, một con người mẫu mực, tận tâm, tận hiến vì Đảng, vì nước, vì dân.

8 năm công tác tại Hà Nội, trên các cương vị Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Thành ủy; 22 năm là Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, trong suốt cuộc đời hoạt động “vì nước, vì dân”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho Hà Nội qua những chỉ đạo, định hướng sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô.

Trước một mùa Xuân mới, gần như năm nào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đến chúc Tết đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội. Chúc mừng những kết quả to lớn đạt được trong năm, Tổng Bí thư luôn căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô qua những câu chuyện tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Hà Nội, từ đó khơi gợi niềm tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, để rồi "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành cho Hà Nội những tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Đây không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đối với Thủ đô - trái tim của cả nước.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi về công tác tại Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã kết hợp rất nhuần nhuyễn Chủ nghĩa Mác – Lenin về Chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn tại Hà Nội. Với tinh thần “Quyết liệt, quyết liệt hơn nữa; Hiệu quả, hiệu quả hơn nữa”, đồng chí cùng tập thể Ban Thường vụ Thành ủy đã tạo ra bước nhảy vọt, tạo nên diện mạo mới cho cho Thủ đô Hà Nội.

Đồng chí được nhân dân yêu mến, tin tưởng, đồng thuận khi đưa ra những quyết sách lớn phát triển Thủ đô, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đồng chí được nhân dân yêu mến, tin tưởng, đồng thuận khi đưa ra những quyết sách lớn phát triển Thủ đô, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Riêng trong kinh tế, Hà Nội xác định muốn đẩy mạnh công nghiệp hóa thì phải chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng giá trị dịch vụ, giảm bớt giá trị nông nghiệp. Dịch vụ ở đây là tài chính, ngân hàng, từ đó giá trị nông nghiệp giảm xuống là đương nhiên, vì đất cho công nghiệp hóa sẽ tăng lên.

Trong giai đoạn 6 năm đồng chí đảm nhiệm vị trí Bí thư Thành ủy, từ năm 2000 đến 2006, Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế liên tục phát triển với tốc độ cao và ổn định. Bình quân trong 5 năm (2001-2005), GDP của Hà Nội tăng 11,1%/năm, bằng 1,5-1,6 lần tốc độ tăng GDP bình quân của cả nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người định hướng phát triển Thủ đô

Nếu năm 2000, GDP của Hà Nội mới đạt 39.944 tỷ đồng (chiếm 9,04% tổng GDP cả nước), thì đến năm 2007 đã tăng lên 137.935 tỷ đồng (chiếm 12,06%). Mức thu nhập bình quân đầu người từ năm 2000 đến 2006 đã tăng 2,5 lần, từ 7,4 lên 18,4 triệu đồng.

Sau này, ở cương vị Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư vẫn tiếp tục dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho Thủ đô Hà Nội. Đây không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đối với Thủ đô - trái tim của cả nước.

Trong nhiệm kỳ này, Tổng Bí thư cùng tập thể Bộ Chính trị đã sớm ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây chính là sự quan tâm đặc biệt và cũng là yêu cầu, mong muốn, tin tưởng Hà Nội thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường nhắc đến nhiệm vụ và sứ mệnh mà Đảng, Bác Hồ đã xác định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, “Văn hóa là hồn cốt dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Do vậy, đối với Hà Nội, Tổng Bí thư luôn đặc biệt nhấn mạnh thành phố cần giữ gìn và phát huy giá trị của văn hóa song hành với kinh tế - xã hội.

Những định hướng lớn của đồng chí Tổng Bí thư đã tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa. Sự tham gia tích cực của toàn bộ cộng đồng, các chính sách văn hóa mới thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi, cả nước tiếc thương một con người vĩ đại, cả cuộc đời tận hiến vì nước vì dân. Những chỉ đạo, động viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang là kim chỉ nam quan trọng để Nhân dân Hà Nội tiếp tục phát triển, đổi mới, giữ vững vị thế của mình trong lòng dân tộc và bạn bè quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ nhằm bàn về các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp và phục hồi sản xuất.

Sáng ngày 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024.

UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tạm đình chỉ công tác hai chủ tịch UBND xã trên địa bàn vì không hoàn thành chức trách nhiệm vụ trong thời gian mưa lũ.

Ngày 13/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về: Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa, kết quả chuyến thăm.