Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người Hà Nội giản dị
Trong lời tựa cuốn “Địa chí Đông Anh” được xuất bản dịp kỷ niệm 140 năm thành lập huyện, năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có viết: “Đông Anh - một vùng đất có vị thế hết sức đặc biệt, luôn được chọn làm "điểm tựa" cho quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô và đất nước, một địa bàn đã trở thành một biểu tượng, hằng số của lịch sử, văn hóa Việt Nam”.
Những câu từ ấy, không chỉ khẳng định vị thế của quê hương Đông Anh, mà còn chất chứa tình yêu sâu đậm của Tổng Bí thư dành cho miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng.
Gắn bó với quê hương, không ngừng tu dưỡng và rèn luyện, 57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là một con người giản dị, khiêm tốn, mẫu mực và chân thành.
Nhà báo Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nghẹn ngào chia sẻ: "Vinh dự được làm việc với Tổng Bí thư, trong lòng tôi đó là sự may mắn rất lớn. Tổng Bí thư vừa là người anh, vừa là người thầy dạy báo chí của tôi. Và đặc biệt là người thủ trưởng mẫu mực".
Nhiều năm gắn bó với Thủ đô ở cương vị Phó Bí thư Thành ủy rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến và có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của Thủ đô.
TS. Nguyễn Chí Mỳ - Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội và nhiều cán bộ thành phố đã từng làm việc với Bí thư Thành uỷ Nguyễn Phú Trọng vẫn nhớ mãi phong cách giản dị, chân thành, sâu sát thực tế và gần gũi anh em của người đứng đầu Đảng bộ thành phố.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam những năm đầu tiên của thế kỷ XXI trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có văn hóa.
Tầm cao trí tuệ, tâm hồn yêu văn học, nghệ thuật đã tạo nên một phong cách rất riêng biệt, đậm chất sĩ phu Bắc Hà, gắn với phong cách văn hóa Tràng An, văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhiều lần nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời luôn là người gương mẫu đi đầu và vận dụng sáng tạo giữa lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa.
Thế hệ cán bộ, đảng viên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ luôn nhớ và khắc ghi hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo giản dị, mẫu mực, hết lòng vì đất nước, vì nhân dân.
Năm nay, tuyến Hà Nội - TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới, với 10,63 triệu ghế cung ứng.
Theo kế hoạch, dự án mở rộng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, sẽ hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án khó về đích đúng hẹn.
Nhằm giải quyết tình trạng lưu lượng giao thông cao qua nút Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh trong giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường An Trạch, quận Đống Đa.
Sau hơn một năm thi công, dự án nâng cấp, cải tạo đường đê sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, bất cập từ đây cũng nảy sinh bởi mặt đường được nâng cao nhưng lại không có thiết kế, vuốt nối đồng bộ với nhiều dốc lên xuống khu dân cư.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển với tổng mức đầu tư dự kiến gần 5.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang tiến hành chỉnh trang, duy tu cải tạo khoảng 130 tuyến phố, trong đó khu vực nội thành có 80 tuyến phố, còn lại là các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ; tổng kinh phí khoảng 680 tỷ đồng; kéo dài từ nay đến cuối năm.
0