Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội
Đây được xác định là văn kiện quan trọng trình Đại hội XIV của Đảng đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện, chuẩn bị Báo cáo chính trị trước khi gửi xin ý kiến Đại hội các cấp cơ sở.
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, thành viên thường trực của Tiểu ban Kinh tế - xã hội, thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội; đại diện thường trực Tổ biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng.
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, qua nghiên cứu bước đầu tài liệu cho thấy, sự chuẩn bị rất công phu, dày dặn, có nhiều nội dung mới. Tuy nhiên, với tầm vóc của Đại hội XIV, dự thảo các văn kiện, phải tiếp tục nâng tầm hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới.
Tổng Bí thư nêu rõ, thời gian qua đã thống nhất về tầm nhìn, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh của đất nước từ Đại hội XIV. Đây là cách tiếp cận mới trong xây dựng các văn kiện được Trung ương 10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thống nhất cao.
Nhất quán, quyết tâm thực hiện hai mục tiêu đến năm 2030 và năm 2045 mà Đại hội XIII đã xác định. Mục tiêu trước mắt năm 2030 là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và trở thành một nước phát triển công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao.
Tổng Bí thư lưu ý, muốn thực hiện được các mục tiêu nêu trên phải có sự nỗ lực rất lớn, trên mức bình thường, tranh thủ thời gian, đồng tâm, đồng lòng, hiệp lực và phải có những giải pháp đột phá để đi tắt, đón đầu, tránh tình trạng đặt ra mục tiêu nhưng không thực hiện.
Thống nhất nhận thức thời điểm bước vào kỷ nguyên mới từ Đại hội XIV nhưng cần nhận thức rõ đây là mốc thời gian mang tính biểu tượng và yêu cầu ngay từ bây giờ phải bắt tay vào thực hiện ngay, nhất là những tháng cuối năm 2024 và năm 2025 là rất quan trọng.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025, trong đó quy định rõ về công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn giao thông.
Sáng 14/11, Bộ Tư Pháp phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (Dự án FNF Việt Nam) tổ chức hội nghị "Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ". Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Khánh Ngọc tham dự hội nghị.
Sáng 14/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức Hội nghị toàn quốc “Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế.
Tiếp tục phiên họp thứ 39, sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức khai mạc Hội thi tiếng nước láng giềng trong Bộ đội Biên phòng năm 2024.
0