Tổng thống Indonesia thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sáng 12/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Cộng hòa Indonesia Joko Widodo thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Việt Nam- Indonesia thiết lập quan hệ từ năm 1955 và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2013. Về thương mại, Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Indonesia trong ASEAN. Kim ngạch thương mại tăng đều hàng năm, năm 2021 đạt 11,5 tỷ USD, năm 2022 đạt 14,1 tỷ USD. Tính đến hết tháng 11/2023, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 12,6 tỷ USD.

Lễ đón chính thức Tổng thống Cộng hòa Indonesia Joko Widodo.

Về đầu tư­, tính đến tháng 9/2023, Indonesia có 119 dự án trị giá hơn 646 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Việt Nam có 17 dự án đầu tư tại Indonesia với tổng vốn đăng ký là 59 triệu USD tập trung trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ thông tin, nông nghiệp, công nghiệp. Về hợp tác an ninh quốc phòng, Indonesia là một trong những nước khu vực có quan hệ sớm nhất về an ninh - quốc phòng với Việt Nam. Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn quốc phòng – an ninh và ký một số văn bản thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương, tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ ASEAN.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón.

Hàng năm, Indonesia cung cấp cho Việt Nam một số học bổng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, ngôn ngữ. Hai nước đã ký một số bản ghi nhớ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghề cá và vấn đề biển, năng lượng , nông nghiệp, tài chính. Năm 2022, Việt Nam đón khoảng 36.000 khách du lịch Indonesia, tăng 15.000 lượt so với 2021. Tính đến hết tháng 10/2023, có hơn 81.000 khách du lịch Indonesia đến Việt Nam. Ngay sau lễ đón, hai bên đã tiễn hành hội đàm. Theo chương trình làm việc, Tổng thống Indonesia sẽ hội kiến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Quang cảnh lễ đón
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.