Tổng thống Nga nhắc đến khả năng dùng vũ khí hạt nhân

Ngày 25/9, phát biểu tại cuộc họp Hội đồng An ninh Liên bang Nga về răn đe hạt nhân, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chính sách nhà nước của Nga về răn đe hạt nhân cần phải điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Phát biểu khai mạc cuộc họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 25/9, với sự tham gia của các quan chức cấp cao, Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong chương trình nghị sự có một vấn đề liên quan đến việc cập nhật nền tảng của chính sách quốc gia trong lĩnh vực răn đe hạt nhân.

Theo ông Putin, cùng với học thuyết quân sự, đây là tài liệu chính thức định nghĩa và chi tiết hóa chiến lược hạt nhân của Liên bang Nga. Nhà lãnh đạo Nga cho biết phiên bản cập nhật của học thuyết hạt nhân có đề xuất rằng bất kì hành động xâm lược nào chống lại Moscow từ một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân, sẽ được coi là một cuộc tấn công chung nhằm vào Liên Bang Nga.

Bên cạnh đó, ông Putin cho biết Liên bang Nga bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước này hoặc Belarus bị tấn công, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí thông thường. Theo Tổng thống Putin, các điều chỉnh đề cập ở trên đã được cân nhắc kĩ lưỡng và phù hợp với các mối đe dọa quân sự hiện đại mà Nga đang phải đối mặt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cảnh báo trong 30 năm tới, nhiều quốc đảo ở Thái Bình Dương có thể đối mặt tình trạng ngập lụt.

Trong một thông báo nhân chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ukraine Zelensky, Tổng thống Mỹ Biden tái khẳng định việc hỗ trợ Kiev vẫn là ưu tiên hàng đầu của nước này.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng của nước này đã kiểm soát thêm hai ngôi làng ở miền Đông Ukraine và đang tấn công vào thị trấn Ugledar - một pháo đài phòng thủ quan trọng của Kiev.

Ngày 26/9, Ngoại trưởng Israel - ông Israel Katz đã bác bỏ đề xuất của Mỹ và Pháp kêu gọi ngừng bắn 21 ngày ở Liban, trong khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng yêu cầu quân đội tiếp tục chiến dịch quân sự.

Bộ trưởng Nội vụ tạm quyền của Liban Bassam Mawlawi thông báo hiện có 70.100 người phải đi sơ tán và đã đăng ký tạm trú tại 533 nơi trú ẩn trên khắp cả nước.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài 2 năm rưỡi qua đã làm leo thang căng thẳng địa chính trị toàn cầu, thay đổi cấu trúc NATO, đồng thời dẫn tới sự gia tăng chi tiêu quân sự ở mức chưa từng có.