Toyota phát triển xe cho từng thị trường khác nhau

Theo phản hồi của Toyota Việt Nam, chỉ có mẫu Avanza bị ảnh hưởng bởi bê bối của Daihatsu và sẽ tạm ngừng bán trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhìn trong danh sách những xe phải dừng phân phối có khá nhiều cái tên cũng đang xuất hiện tại thị trường Việt Nam, đây đều là những mẫu xe nằm trong dự án xe dành cho thị trường mới nổi do Toyota và Daihatsu sản xuất.

Đầu tiên, chiến lược kinh doanh của Toyota là không điều chỉnh ô tô của mình theo nhu cầu địa phương mà tùy chỉnh cả sản phẩm và hoạt động theo mức độ chi trả của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia. Chiến lược này giúp Toyota vươn ra khỏi Nhật Bản, và tiến vào các thị trường nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường mà doanh số đang bị yếu thế.

Với chiến lược sân nhà và sân khách, trong đó các công ty trong tập đoàn được phân công hoạt động theo lợi thế cạnh tranh của họ ở mỗi vùng, mỗi quốc gia. Đó là lý do mà cùng một mẫu xe, Toyota sẽ cho ra đời các phiên bản khác nhau tùy từng thị trường, và điều đó giúp giá thành của xe được tối ưu, phù hợp với khách hàng. Ví dụ, khi giới thiệu mẫu xe cỡ nhỏ Yaris vào năm 1999, Toyota đã phải cung cấp công nghệ tiên tiến, độ an toàn cao hơn, nội thất rộng rãi hơn và tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn để đáp ứng mong đợi của khách hàng châu Âu. Cách làm này đã góp phần đưa Toyota trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, với doanh số toàn cầu đạt 10 triệu xe.

Toyota trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

Và để duy trì chất lượng của những chiếc xe mang thương hiệu Toyota trên thế giới, hãng xe Nhật bản đã phát triển dự án xe đa dụng toàn cầu, gọi là IMV. Các kỹ sư của Toyota đã phải thiết kế nền tảng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại hơn 140 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, Trung và Nam Mỹ cũng như Trung Đông. Nền tảng IMV được sử dụng cho ba loại phương tiện: Xe tải; Xe tải nhỏ; Xe thể thao đa dụng. Vì vậy, Toyota có thể giảm thiểu chi phí thiết kế và sản xuất. Những chiếc xe dựa trên IMV là những chiếc xe đầu tiên được Toyota sản xuất ở nước ngoài mà không sản xuất tại Nhật Bản, dẫn đến sự phát triển phi tập trung về bí quyết sản xuất, công nghệ sản xuất và công nghệ lập kế hoạch sản xuất. Từ năm 2004, Toyota đã sản xuất các mẫu xe dựa trên IMV ở Thái Lan, Indonesia, Argentina và Nam Phi.

Các kỹ sư của Toyota đã phải thiết kế nền tảng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhưng sau đó, một dự án khác được Toyota triển khai, đó là sản xuất xe cho các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Toyota đầu tư lần đầu vào Daihatsu vào năm 1967, sau đó nắm phần lớn cổ phần của công ty này vào năm 1998. Daihatsu trở thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn vào năm 2016. Trong khi Toyota mạnh về các mẫu xe cỡ trung như Corolla và Crown, Daihatsu đã sản xuất ô tô mini từ những năm 1980, cạnh tranh với Suzuki Motor tại thị trường Nhật Bản. Kể từ đầu những năm 2000, Daihatsu đã cho ra mắt các mẫu xe cỡ nhỏ, giá rẻ hợp tác phát triển với Toyota tại Nhật Bản và các thị trường Đông Nam Á. Toyota và Daihatsu sản xuất ô tô cho nhau theo thỏa thuận của nhà sản xuất thiết bị gốc, nhưng Daihatsu được cho là sẽ sản xuất một tỷ lệ lớn xe cỡ nhỏ mang nhãn hiệu Toyota. Kể từ những năm 2010, hai bên đã hợp tác chặt chẽ hơn. Người đứng đầu một nhà cung cấp liên kết với Toyota cho biết, để sản xuất những chiếc xe nhỏ gọn giá cả phải chăng, việc dựa vào Daihatsu sẽ cạnh tranh hơn so với việc phát triển nội bộ. Và Toyota và Daihatsu đã thành lập một công ty nội bộ chuyên sản xuất ô tô cỡ nhỏ cho thị trường mới nổi sau khi sở hữu hoàn toàn Daihatsu. Từ 1/1/2017, Toyota phát triển những chiếc ô tô nhỏ gọn dành riêng cho các nước đang phát triển, tận dụng chuyên môn của Daihatsu về sản xuất các sản phẩm chất lượng và giá cả phải chăng, đồng thời không bị ràng buộc bởi các thông lệ và quy tắc thông thường.

Toyota và Daihatsu hợp tác chặt chẽ.

Trong khuôn khổ đó, Daihatsu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược của tập đoàn Toyota tại Malaysia, Indonesia và các thị trường nước ngoài khác nơi đơn vị này hoạt động.

Tuy nhiên, sự giám sát của Toyota đối với các công ty con đã bị đặt dấu hỏi. Kể từ năm ngoái, những hành vi sai trái liên quan đến tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu và khí thải đã xuất hiện tại nhà sản xuất xe tải Hino Motors và nhà sản xuất xe nâng Toyota Industries. Nhà cung cấp ô tô Denso đã vận chuyển máy bơm nhiên liệu bị lỗi và phải thu hồi thêm trong những tháng gần đây. Vào tháng 5, Toyota đã thực hiện các bước để cải thiện quản trị tại các công ty trong tập đoàn, chẳng hạn như kêu gọi ban lãnh đạo cấp cao thực thi việc tuân thủ và quy tắc ứng xử.

Hino Motors thừa nhận sai phạm.

Việc chia sẻ các nền tảng khung gầm giữa các hãng xe hay các thương hiệu con là điều không quá xa lạ và dường như đã có từ khá lâu. Việc này không chỉ giúp các hãng xe tiết kiệm chi phí nghiên cứu sản xuất mà đồng thời còn có thể san sẻ nguồn phụ tùng cho nhau. Tuy nhiên nếu không quản lý chặt chẽ, hay đó là kế hoạch kinh doanh dài hạn, sẵn sàng hi sinh một thương hiệu con cho cả hành trình thu lợi nhuận từ các thị trường xe giá rẻ thì bê bối của Daihatsu chỉ là quả bom được chờ phát nổ.

Và điều đó càng được củng cố sau tuyên bố của Makoto Kaiami, luật sư chủ trì Ủy ban độc lập do Daihatsu ủy quyền trong ngày 21/12/2023. Luật sư Kaiami cho rằng gốc rễ của vấn đề là do ban quản lý đơn vị, tức là ban lãnh đạo của Daihatsu, còn ông không tin Toyota phải chịu trách nhiệm cho những gian lận về thử nghiệm an toàn. Thử nghiệm an toàn của một chiếc xe hơi, đó là đạo đức kinh doanh mà dù công ty mẹ hay công ty con đều phải đặt lên hàng đầu. Và rõ ràng nó đang đi ngược với Toyota Value, tài liệu thể hiện niềm tin của công ty, đã nói lên điều đó một cách hay nhất: “Chúng tôi luôn tối ưu hóa để nâng cao hạnh phúc của mọi khách hàng cũng như xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con người, xã hội và hành tinh mà chúng ta chia sẻ. Đây là nhiệm vụ của chúng tôi. Đây là Toyota”.

Dấu hỏi về sự an toàn của xe Toyota.

Trở lại với các sản phẩm có mặt trong danh sách ảnh hưởng từ gian lận của Daihatsu, hầu hết các mẫu xe phổ thông của Toyota như Wigo, Rush, Avanza, Veloz, Raize, Yaris/Vios, Yaris Cross đều là những chiếc xe có kết quả an toàn công bố không chính xác. Đặc biệt hơn các mẫu xe này đã và đang phân phối tại thị trường Việt Nam nhưng đến thời điểm hiện tại, Toyota Việt Nam cho biết chỉ có mẫu Avanza là có liên quan và sẽ ngừng bán để chờ kết quả. Các khách hàng đang sở hữu những mẫu xe có trong danh sách có thể yên tâm, nhưng nhiều người đang có ý định mua xe Toyota lại đặt ra dấu hỏi, phải chăng những xe đang phân phối tại Việt Nam lại đạt độ an toàn lớn hơn các nước như Thái Lan, Malaysia, Uruguay. Hay tiêu chuẩn an toàn của cơ quan quản lý cũng như khách hàng tại Việt Nam đang thấp hơn? Khách hàng Việt trước nay vẫn được cho là dễ tính, tuy nhiên vài năm trở lại đây, tính an toàn của sản phẩm, ở đây là ô tô, phương tiện chuyên chở người thân, gia đình đã khiến người tiêu dùng coi trọng hơn về tính năng an toàn của các mẫu xe. Và chắc chắn ở thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn an toàn của người Việt Nam đã không hề thấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách đây hơn 1 tháng, vào ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch, đoạn cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, dường như người dân chưa thực sự mặn mà với tuyến đường này.

2023 là năm an toàn bay thương mại đạt mức cao nhất trong lịch sử ngành vận tải hàng không thương mại, theo “Báo cáo An toàn Thường niên năm 2023” vừa được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố.

Tại Triển lãm ô tô quốc tế Indonesia 2024, VinFast đã nhận được cú đúp giải thưởng. Việc được vinh danh tại các sự kiện chuyên ngành quốc tế đã ghi được dấu ấn của thương hiệu xe Việt trên thị trường ô tô toàn cầu.

Ngay sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lưu lượng vận chuyển quốc tế tại sân bay Nội Bài đã vượt qua đỉnh của năm 2019. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy thủ đô Hà Nội và Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Bên cạnh đó là dấu hiệu phục hồi của ngành hàng không trong năm nay.

Ngay khi kết thúc kỳ nghỉ Tết nguyên đán, nhiều người dân tại Hà Nội có nhu cầu đi làm thủ tục cấp đổi, cấp lại GPLX. Mặc dù, thành phố đã có tới 7 địa điểm tiếp nhận thủ tục nhưng theo ghi nhận, lượng người đến 2 điểm tại trung tâm thành phố là đường Cao Bá Quát và Võ Chí Công tăng cao đột biến, người dân phải chờ hàng giờ đồng hồ để đến lượt. Còn 5 điểm ở các huyện, thị thì số công dân đến làm thủ tục chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Các lĩnh vực hàng không, đường sắt và vận tải đường bộ đã phục vụ và đáp ứng nhu cầu vận chuyển số lượng lớn hành khách đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ vận tải được nâng cao, bảo đảm an toàn và thông suốt trong dịp nghỉ Tết 2024.