TP. HCM tiêm vaccine sởi xuyên kỳ nghỉ lễ 2/9

Sau khi công bố dịch, ngành y tế TP. HCM đã tích cực chuẩn bị nguồn vaccine để triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi.

Cụ thể, ngành y tế TP. HCM sẽ thực hiện chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, góp phần bảo vệ các trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ có biến chứng nặng khi mắc sởi.

Các trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ có biến chứng nặng khi mắc sởi như: trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính như tim mạch, thận, huyết học, trẻ suy giảm miễn dịch.

Những đối tượng được ưu tiên tiêm trong đợt này gồm: trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi đang sinh sống tại thành phố; Nhóm trẻ từ 6 tuổi đến 10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine.

Các nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với người mắc sởi; Nhân viên y tế chăm sóc trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine có thành phần sởi.

Ngành y tế TP. HCM tích cực chuẩn bị nguồn vaccine để triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi. Ảnh: VOV.

Chương trình sẽ không tiêm vaccine mở rộng cho những trẻ đã được tiêm vaccine có chứa thành phần sởi trong vòng 1 tháng trước khi triển khai chiến dịch (cần có bằng chứng thể hiện trên phiếu/sổ tiêm chủng/phần mềm quản lý tiêm chủng).

Chiến dịch được triển khai tại tất cả các trạm y tế phường, xã, thị trấn thuộc 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Vaccine được sử dụng trong chiến dịch này là vaccine Sởi – Rubella (vaccine MR), được mua từ nguồn ngân sách thành phố.

Dự kiến, ngành y tế sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi từ ngày 31/8 (thứ Bảy) và tổ chức tiêm xuyên kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.