TP. Hồ Chí Minh gỡ khó trong cải tạo chung cư cũ

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn tất việc cải tạo 246 chung cư cũ, tuy nhiên, do chưa bố trí vốn nên chưa có chung cư nào được cải tạo, sửa chữa.

Từ hơn chục năm trước, chung cư ở phường 14, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh, đã xuống cấp nghiêm trọng. Người dân luôn sống trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng. Các mảng tường tại nhiều căn hộ bị bong tróc. Cầu thang thỉnh thoảng có những mảng bê tông rơi xuống. Dây điện thì chằng chịt vô cùng nguy hiểm.

Chị Hoàng Thị Minh Phương, sống tại chung cư này, cho biết chị vẫn muốn ở khu vực của mình hơn là chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, chị mong muốn được đền bù hoặc cho tái định cư ở một nơi gần với vị trí này khi cải tạo chung cư cũ.

Người dân luôn sống trong tâm trạng hồi hộp từ nỗi lo chung cư xuống cấp.

Ông Đặng Văn Sáu (ở phường 14) cho rằng việc tái định cư như vậy phải có đủ khả năng bồi thường cho dân di dời, đồng thời phải phù hợp với nguyện vọng của dân.

Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh cho biết Luật Nhà ở 2023 được thông qua đã có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho việc cải tạo chung cư cũ. Đáng chú ý là phương án gom các tòa chung cư thấp tầng vào một vị trí để xây dựng một tòa nhà mới cao tầng, đủ cho cư dân được tái định cư tại chỗ.

Theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: "Tái định cư tại chỗ cho bà con, trước hết là trên địa bàn của phường đó và trên địa bàn của quận đó, còn trường hợp bất khả kháng chúng ta phải tái định cư bà con ở quận lân cận".

Chủ đầu tư dự án nhà ở chung cư cũ được hưởng lợi nhuận từ 10-15%, thay vì cố định 10% như trước đây.

Quy định về cải tạo chung cư cũ cũng có những cơ chế hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư. Như, chủ đầu tư dự án nhà ở chung cư cũ được hưởng lợi nhuận từ 10-15%, thay vì cố định 10% như trước đây. Chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu tham gia lấy ý kiến quy hoạch và 75% trong số đó đồng thuận là đủ điều kiện để tháo dỡ công trình thay vì 100% như quy định cũ.

Doanh nghiệp được chọn làm chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư cũ được đề xuất điều chỉnh dự án, như tăng thêm số tầng dự án. Với phần diện tích tầng điều chỉnh tăng thêm, chủ đầu tư chỉ phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Hệ số K sẽ được các địa phương linh động triển khai dựa vào vị trí và giá trị của những ô đất tại khu chung cư, nhà tập thể cũ. Hệ số K sẽ được tính biến động, điều chỉnh cao gấp từ 1 - 2 lần.

Doanh nghiệp được chọn làm chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư cũ được đề xuất điều chỉnh dự án.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, chuyên gia bất động sản, nhận định: "Chung cư cũ ở khu vực trung tâm thành phố có điểm lợi rất lớn về mặt vị trí, tuy nhiên chi phí đền bù giải tỏa, chi phí xây dựng đối với các sản phẩm này chắc chắn sẽ cao và tôi nghĩ những chủ đầu tư lớn, có năng lực tài chính tốt và có khả năng phát triển những sản phẩm cao cấp hoặc những sản phẩm phù hợp có nhiều sự hứng thú".

Ông Kiệt cũng hi vọng việc giải tỏa chung cư cũ là một điểm sáng để tạo được nguồn cung, giúp tạo được sản phẩm và diện mạo mới cho thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn tất việc cải tạo, sửa chữa 246 chung cư cũ, xuống cấp.

Thực tế cho thấy, ngoài cơ chế, chính sách thì việc cải tạo chung cư cũ còn phụ thuộc khá nhiều vào quyết tâm của chính quyền địa phương. Theo thống kê, TP. Hồ Chí Minh hiện có gần 500 chung cư có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.

Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn tất việc cải tạo, sửa chữa 246 chung cư cũ, xuống cấp. Tổng vốn sửa chữa dự kiến là 500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay do chưa bố trí vốn nên không có chung cư nào được cải tạo, sửa chữa.

Luật Nhà ở 2023 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/8 đưa ra phương án gom nhiều chung cư cũ vào một vị trí để xây dựng cao tầng, giúp người dân được tái định cư tại chỗ. Điều này phần nào giúp tháo gỡ những khó khăn đã tồn tại nhiều năm qua trong việc cải tạo chung cư cũ ở các đô thị lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².

Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.

Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.

Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Theo trang dữ liệu batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam trong tháng 10/2024 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.