TP. Hồ Chí Minh thiếu nguồn cung mới nhà ở giá rẻ
Bắt đầu lên kế hoạch mua nhà từ cuối năm ngoái. Khi đó chị Hoàng Thị Ngọc Ánh - Quận 7, TP.HCM chủ yếu tìm kiếm những căn hộ ở khu Đông TP.HCM nhưng do giá quá cao, chị buộc phải mở rộng phạm vi tìm kiếm. Sau 3 tháng tìm hiểu, chị vừa mới xuống tiền mua một căn hộ hai phòng ngủ với diện tích 53 m2 tại một dự án ở Dĩ An, Bình Dương.
Chị Ánh chia sẻ: "Với giai đoạn bây giờ ai cũng muốn không gian thật tiện ích, đẹp, sang trọng để mình tận hưởng cho bản thân, gia đình và đặc biệt số tiền vừa với khả năng tài chính của từng phân khúc khách hàng khoảng từ 2 tỷ- 2,5 tỷ rất là hợp lý".
Hiện mức giá trung bình đối với các dự án mới mở bán tại TP.HCM rơi vào khoảng 61 triệu đồng/m2. Trong khi 80% nhu cầu thị trường là nhà ở vừa túi tiền. Để thu hút được nhóm khách hàng này, các chủ đầu tư tìm kiếm quỹ đất giá rẻ tại vùng phụ cận TP.HCM để phát triển dự án. Điều này càng khiến cho TP.HCM thiếu các dự án mới và mức độ chênh lệch cung - cung cầu ngày càng rõ nét hơn.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM HoREA nhận định, trong thời gian vừa qua, thị trường BĐS cả nước nói chung và điển hình là tại TP.HCM phát triển chưa bền vững. Thể hiện ở kim tự tháp nhà ở TP.HCM thay vì khối đế là nhà ở vừa túi tiền, phần giữa của kim tự tháp là nhà ở trung cấp, còn nhà ở cao cấp là phần chóp của kim tự tháp. Nhưng hiện nay mô hình nhà ở TP.HCM điển hình cho cả nước lại bị lộn ngược đầu, nhà ở thương mại vừa túi tiền năm 2020 chỉ có khoảng 163 căn - chiếm 1% tổng số căn đưa ra thị trường.
Hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở mới dự kiến chỉ có hiệu lực từ năm 2025, tình hình thị trường vẫn chưa có nhiều sự khởi sắc đáng kể khiến các chủ đầu tư và người mua phải thận trọng chờ xem. Giá bán dự kiến sẽ có sự điều chỉnh nhưng phụ thuộc đáng kể vào diễn biến nguồn cung mới và tâm lý thị trường trong thời gian tới.
320 khách hàng với 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Qua 9 tiếng căng thẳng, hiện cuộc đấu giá mới bước vào vòng 8.
Sáng nay, 24/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường".
Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².
Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.
Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.
0