TP.HCM: 90% hàng hóa Tết là sản phẩm trong nước
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cùng đoàn công tác đã có chuyến kiểm tra thực tế về tình hình chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tại TP.HCM. Theo đánh giá từ Bộ Công Thương, công tác chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết trên địa bàn thành phố được triển khai hiệu quả với lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân.
Ghi nhận tại một điểm kiểm tra của đoàn, số lượng người dân đổ về mua sắm, tham quan khá đông. Các mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm đều rất phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu. Người dân không còn lo ngại về tình trạng thiếu hàng hay phải tích trữ nhiều.
Cô Vũ Anh Thư (phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM) chia sẻ: “Hàng hóa rất đa dạng, đầy đủ và phong phú hơn so với mọi năm. Và tôi cũng không có ý định tích trữ nhiều hàng hóa, bởi bây giờ hàng hóa đều có sẵn và đầy đủ”.
Nhiều đơn vị bán lẻ dự báo, sức mua cận Tết tăng 15-20% nên đã tập trung nguồn lực đảm bảo hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu người dân. Đặc biệt năm nay, TP.HCM lần đầu triển khai chương trình "Tick xanh trách nhiệm" với sự tham gia của 8 tập đoàn bán lẻ lớn, nhằm thúc đẩy sản xuất minh bạch, an toàn, đồng thời ngăn chặn hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của TP.HCM với nguồn hàng phong phú, chất lượng, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, trong đó khoảng 90% hàng hóa là sản phẩm trong nước, chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu. Các chương trình bình ổn giá được triển khai hiệu quả, thúc đẩy sức mua và đáp ứng tốt nhu cầu Tết của người dân. “Hầu hết các doanh nghiệp báo cáo trong những ngày gần đây, sức mua có tăng thêm. Xu hướng tiêu dùng hiện nay của khách hàng cũng ưu tiên các sản phẩm hàng Việt Nam, đặc sản vùng miền. Và đặc biệt, chúng ta cũng nhận thấy rằng, người tiêu dùng hiện nay cũng đang chuyển sang lựa chọn các hàng hóa, sản phẩm chất lượng cao, hàng hóa có truy xuất nguồn gốc hay tiêu dùng xanh”, bà Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết.
Theo dự báo của các cơ quan chức năng, giá cả thị trường có thể biến động từ nay đến Tết Ất Tỵ, đặc biệt ở nhóm thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ và rau củ quả, do nhu cầu tăng cao. Vì vậy, bình ổn thị trường cuối năm không chỉ đảm bảo nguồn cung và giá cả ổn định mà còn khẳng định trách nhiệm của cơ quan chức năng và doanh nghiệp với đời sống người dân.
Rạng sáng 21/1, trong bài phát biểu sau lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông có thể áp thuế 25% đối với hàng hóa của Mexico và Canada vào ngày 1/2.
Ngày 21/1, giá vàng trong nước đồng loạt quay đầu tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới. Nhẫn trơn vọt tăng hơn 1 triệu đồng, vàng miếng SJC lên 87,4 triệu đồng/lượng.
Các nhà vườn và thương lái đã tung ra thị trường nhiều loại cây cảnh phục vụ cho dịp Tết Ất Tỵ, giá cả dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, sức mua năm nay được nhận định là giảm so với những năm trước do kinh tế khó khăn.
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội (mã chứng khoán BTH, UpCom) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý IV/2024 đạt gần 218 tỷ đồng, vượt xa mức lỗ 287 triệu đồng cùng kỳ năm trước.
Với con số 511.928 tỷ đồng, Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về tổng thu ngân sách trong năm 2024.
Theo cập nhật từ Wichart, tính tới chiều 21/1, trên 140 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý IV/2024, trong đó có nhiều con số kỷ lục được thiết lập.
0