TP.HCM chuyển đổi xe buýt xanh vào năm 2030

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, TP.HCM đã có những bước đi quyết liệt nhằm xây dựng một hệ thống giao thông công cộng xanh, bền vững. Theo đóm thành phố đông dân nhất cả nước sẽ chuyển đổi toàn bộ xe buýt sang xe điện vào năm 2030.

Xe điện là giải pháp tối ưu để giảm thiểu khí thải và tiếng ồn, góp phần cải thiện chất lượng không khí tại thành phố.

So với xe diesel và CNG, xe điện cho thấy hiệu quả vượt trội trong việc giảm phát thải khí CO2, lên đến 48,93%. Việc chuyển đổi sang sử dụng xe điện là rất cần thiết trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, nếu chuyển đổi sang giao thông xanh, xe điện trong thời gian tới, TP.HCM cần những cơ chế chính sách ưu tiên xe xanh. Ngoài ra, cần tính toán về mạng lưới trạm sạc, đơn vị nào đầu tư, quy hoạch, bố trí như thế nào…


Tp.HCM chuyển đổi xe buýt xanh vào năm 2030 

Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, TP.HCM sẽ triển khai chuyển đổi xe buýt dự kiến ở hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Từ nay đến tháng 9/2024,  hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ để chuyển đổi toàn bộ xe buýt công cộng sang xe điện hoặc CNG.

Giai đoạn 2: sau năm 2025, sẽ mở rộng quy mô chuyển đổi sang xe điện cho tất cả các phương tiện, từ xe công đến xe tư nhân, xe máy, ô tô. Trong giai đoạn này, TP.HCM sẽ tính toán chuyển đổi theo vùng, khu vực, nhóm đối tượng cụ thể và phương án xử lý pin thải, quản lý sử dụng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.