TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng 8,5%-9% vào năm 2030
Tại kỳ họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, nêu rõ nhiều điểm cần bổ sung, hoàn thiện để Quy hoạch thực sự là “kim chỉ nam” cho các hoạt động xây dựng và phát triển thành phố trong thời gian tới.
Thành phố xác định trong thời kỳ 2021-2030 phấn đấu tăng trưởng là 8,5-9%. GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt từ 14.800-15.400 đô la Mỹ. Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi cũng thừa nhận đặt ra mức tăng trưởng này thực sự khá thách thức với Thành phố.
Hồ sơ quy hoạch TP. HCM cũng xác định 5 khu vực có vai trò động lực, gồm: khu vực Đô thị trung tâm (các quận nội thành); Khu vực TP Thủ Đức; Khu vực phá Nam (Quận 7, Nhà Bè); Khu vực huyện Cần Giờ và Khu vực Bình Chánh - Hóc Môn - Củ Chi.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
0