TP.HCM đối diện ba thách thức trong kỷ nguyên vươn mình

Sáng 25/12, “Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” do Đại học Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã chính thức ra mắt. Trong đó đã chỉ ra 3 thách thức mà TP.HCM sẽ phải đối diện trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” nhằm mục tiêu cung cấp cái nhìn toàn diện về kinh tế TP.HCM năm 2024, kết quả đã đạt được; phân tích thuận lợi, khó khăn, cũng như thách thức của thành phố khi bước sang kỷ nguyên mới.

Theo đó, năm 2025, kinh tế TP.HCM được dự báo sẽ tiếp tục đà hồi phục nhờ vào tăng trưởng của ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Tiêu dùng của người dân ở thành phố có xu hướng tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung cả nước và khách du lịch đang trên đà tăng trưởng tốt, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới. Ngành công nghiệp cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà hồi phục, đặc biệt là hai ngành trọng điểm hóa dược và điện tử. Với những cơ chế và chính sách hỗ trợ mới, lĩnh vực bất động sản và xây dựng cũng được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh hơn.

Tuy nhiên, TP.HCM đang còn phải đối mặt với 3 thách thức trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng để bước sang một kỷ nguyên mới với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững là: nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư trong và ngoài nước; cơ sở hạ tầng.

Trong 3 thách thức này, TS. Hồ Hoàng Anh - tác giả của báo cáo nhấn mạnh: TP.HCM cần tập trung giải quyết thách thức thứ ba về cơ sở hạ tầng. Đây là cách tiếp cận hiệu quả nhất trong việc tháo gỡ triệt để vòng xoáy luẩn quẩn giữa năng suất, tiền lương, lao động chất lượng cao và vốn đầu tư. Tốc độ giải quyết thách thức về cơ sở hạ tầng sẽ góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của TP.HCM trong năm 2025 và đóng vai trò then chốt trong việc quyết định tốc độ tăng trưởng trong kỷ nguyên mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, địa điểm tập trung đông người dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết, các bến xe khách ở Hà Nội đã có kế hoạch tăng cường phương tiện, với gần 2.500 lượt xe dự phòng sẵn sàng phục vụ.

Dù cơn bão số 3 Yagi đã trôi qua hơn 3 tháng, nhưng đến nay một số địa phương vẫn khắc phục chưa xong hậu quả nặng nề về hạ tầng giao thông, với nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng, đường sá nứt hỏng, hiện hữu nguy cơ mất an toàn.

Để chuẩn bị tốt cho Tết dương lịch và Tết âm lịch Ất Tỵ, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

Năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 26/12, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét.