TP.HCM nỗ lực kiểm soát giá hàng tiêu dùng thiết yếu
Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, nhiều mặt hàng thực phẩm được điều chỉnh tăng từ 5.000 - 20.000 đồng. Điều này đã khiến cho nhiều người dân e ngại hàng hóa té nước theo mưa, ảnh hưởng đến chi phí bữa cơm sinh hoạt hằng ngày.
Bà Nguyễn Ánh Thu, quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết: ''Khuyến mãi thì cũng tốt nhưng theo tôi thà mình giảm trực tiếp thí dụ giảm bao nhiêu % thì dễ cho người tiêu dùng hơn.''
Bà Nguyễn Minh Nguyệt, thành phố Thủ Đức, TP.HCM chía sẻ: ''Mình đã về hưu rồi lương hưu cũng được tăng rất là vui nhưng cũng lo là khi giá cả tăng lên nhiều quá thì so với đồng lương nó có khó khăn, chi tiêu phải hạn chế lại, bóp lại, trước kia mình vào mua rất nhiều thì nay lại phải tính toán lại xem nên mua thế nào cho phù hợp với túi tiền của mình.''
Hiện giá cả hàng hóa biến động nhẹ ở một số nhóm hàng, chủ yếu do tác động của yếu tố bên ngoài như tỷ giá, chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics…Các nhà bán lẻ cho biết, chiến lược kinh doanh giai đoạn này là mua hàng tận nguồn, mua với số lượng lớn để có giá tốt. Còn các doanh nghiệp đã chủ động cải tiến sản xuất để đảm bảo giá cho chương trình bình ổn không thay đổi trước những biến động đầu vào.
Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc CTCP thực phẩm Vĩnh Thành Đạt chia sẻ: ''Chúng tôi có thể là cố gắng giữ được giá mặt hàng trứng gia cầm từ đây đến cuối năm là chúng tôi sẽ không điều chỉnh tăng và thậm chí là giai đoạn thời gian gần đây chúng ta thấy sức mua thị trường tất cả mặt hàng đều có xu hướng giảm mà giai đoạn xu hướng tiêu thụ đang giảm mà mình tăng giá nữa lại là 1 nghịch lý. Do đó thì thà rằng là mình chấp nhận lợi nhuận ít nhưng mà mình giữ được doanh số, giữ được tăng trưởng.''
Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc thu mua hệ thống MM Mega Market Việt Nam cho biết: ''Hiện tại chúng tôi đã ký với 1.400 nhà cung cấp với 200 nhà cung cấp chiến lược. Chúng tôi có chương trình bình ổn giá cho hơn 1.000 sản phẩm thiết yếu. 3 tháng đầu năm 2024 có rất nhiều biến động giá, chúng tôi nhận được nhiều sự đề nghị tăng giá của rất nhiều nhãn hiệu lớn.''
Để kìm giá cả hàng hóa, TPHCM đang triển khai hàng loạt hoạt động bình ổn giá, thúc đẩy bán lẻ, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, góp phần ngăn chặn làn sóng tăng giá khi lương tăng.
Ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công thương TP.HCM thông tin: ''Ngoài các hộ kinh doanh có bán hàng bình ổn thị trường vẫn bán theo quy định của chương trình. Các mặt hàng khác thì thương nhân công khai giá bán. BQL chợ và địa phương thường xuyên tham gia kiểm soát giá với lĩnh vực này.''
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho biết: ''Doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm có sự chuẩn bị nguyên vật liệu gối đầu cho sản xuất từ 3-6 tháng. Chắc chắn chúng tôi không tăng giá đột biến mà duy trì giá bán vì mục tiêu tăng sức mua trên thị trường và tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi.''
Ngoài ra, để đối phó với sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như thịt heo và gạo, Sở Công thương TP.HCM đã khuyến cáo và điều chỉnh giá cả đảm bảo không vượt quá 5-10% so với mặt hàng cùng loại trên thị trường.
Hiện có 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia vào chương trình bình ổn thị trường, đánh giá là một bước đi hiệu quả trong việc điều tiết thị trường, đảm bảo cung ứng và ổn định giá cả.
Những năm gần đây, thiên tai ngày càng diễn biến bất thường và nếu chúng ta không hành động để giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, Trái đất sẽ tiếp tục nóng lên và gây ra những tổn thất nặng nề.
Dù cũng bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.
Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.
Sáng 10/9, Hội đồng doanh nghiệp Vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 với chủ đề "Bồi đắp niềm tin kiến tạo chuyển đổi".
Trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét, Công ty kiểm toán DFK Việt Nam nêu ý kiến về khả năng thu hồi dự án Bắc Phước Kiển của CTCP Quốc Cường Gia Lai.
Việc tiếp cận dòng vốn để hoạt động và phát triển vẫn đang là gánh nặng “đè lên vai” các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
0