TPHCM tăng tốc dự án kênh Tham Lương - Bến Cát
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên tại TP.HCM giúp chống ngập, xử lý nước thải cho 7 quận, huyện. Công trình hoàn thành sẽ giúp bộ mặt đô thị khang trang hơn, tạo nên trục động lực phát triển mới ở phía Tây TP.HCM.
UBND TP.HCM mới đây đã có tờ trình trình HĐND TP.HCM điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 8.200 tỷ đồng thành 9.030 tỷ đồng. Việc tăng vốn cho dự án nhằm bổ sung chi phí xây dựng cho các công trình hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, lắp mới 39 cửa van ngăn triều, cho các cống hiện trạng, xây cầu tạm, phục vụ người dân, thực hiện di dời 7 trụ điện cao thế, nâng cấp hai tuyến đường dây 500kV đạt cao trình theo quy định.
Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: “Dự án có những hạng mục chúng ta tính chưa đủ thì chúng ta phải tính cho đủ và kịp tiến độ. Chúng tôi đã củng cố nhân sự, tập trung điều hành và quyết liệt. Tới giờ này chúng ta chưa đặt vấn đề dời tiến độ nhưng hoàn thành cả dự án vào dịp 30/4/2025 cũng là một thách thức”.
Số liệu cho thấy, tổng mức đầu tư toàn dự án tăng còn do áp lực từ việc tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng sau khi TP.HCM áp dụng khung giá đất mới từ 31/10/2024.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết: “Do đợt 2 của dự án nằm trong giai đoạn áp dụng Luật Đất đai năm 2024, nên chúng tôi cũng tiếp tục có đề xuất thành phố có những chính sách thống nhất chung cho các quận, huyện ở trong dự án về thời gian áp dụng quy định mới, chính sách giá đất mới, các đơn vị tư vấn sẽ phối hợp để thẩm định lại chứng thư".
Việc điều chỉnh tăng vốn đầu tư chắc chắn sẽ phần nào ảnh hưởng đến tiến độ của toàn công trình. Trong khi người dân rất mong chờ dự án sớm đưa vào hoạt động để phát huy hiệu quả chống ngập, giảm tải giao thông công cộng cho khu vực.
Dù áp lực tăng vốn đầu tư, kéo theo thời gian thi công sẽ bị kéo dài nhưng UBND TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án cán đích nhanh nhất có thể. Hiện toàn bộ 10 gói thầu xây lắp của dự án kênh Tham Lương- Bến Cát đang được nhà thầu thi công hết công suất. Đến nay, dự án đã đạt 40% tổng khối lượng, nhiều tuyến đường ven sông Sài Gòn nối liền mạch 7 quận, huyện trong toàn Thành phố đã hiện hữu, thắp lên niềm hy vọng sớm giảm tình trạng kẹt xe nội đô, góp phần cải thiện đời sống, môi trường cho hàng triệu cư dân.
Phà bay bằng điện công nghệ cao vừa được đưa vào hoạt động tại Stockholm (Thụy Điển). Chiếc phà điện với tên gọi Nova là mẫu P-12 đầu tiên của công ty Candela được đưa vào hoạt động.
Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.
Chiều nay, 22/11, Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Nguyễn Doãn Toản chủ trì buổi làm việc của Đoàn khảo sát số 2 Tiểu ban văn kiện Đại hội lần thứ 18 Đảng bộ Thành ủy Hà Nội làm việc với Đảng bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư về thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Chiều nay, 22/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ.
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.
0