Trả đất đấu giá cao để kích sóng đất nền xung quanh

Việc đấu giá đất tuy đã được thành phố Hà Nội chấn chỉnh, nhưng hiện tượng trả giá cao để kích sóng vẫn được chuyên gia chỉ ra qua hai cuộc đấu giá đất tại hai huyện Hoài Đức và Ứng Hoà.

32 thửa đất ở Tiền Yên, Hoài Đức, được đấu giá thành công với mức trúng cao nhất lên tới 109 triệu đồng/m². Tại Ứng Hoà, địa bàn cách trung tâm thành phố 40 km, hạ tầng chưa kết nối, thửa cao nhất trong cuộc đấu giá ngày 11/11 cũng bị đẩy cao phi lý, lên tới 82,5 triệu đồng/m².

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, dù các phiên đấu giá giảm bớt về lượng người, hồ sơ tham gia nhưng giá trúng vẫn ở ngưỡng rất cao, một phần vì mục tiêu đẩy giá của nhóm đầu cơ và môi giới. Mục tiêu của nhóm đầu tư là đẩy tâm lý thị trường cũng như mặt bằng giá lên cao. Bởi nếu mua ở thực, họ khó có thể đẩy giá trúng ngang ngửa sản phẩm xây sẵn trong khu đô thị, trong khi đơn giá này chưa gồm chi phí đầu tư xây dựng nhà trên đất.

Đại diện lãnh đạo một đơn vị tổ chức đấu giá cũng cảnh báo, việc đẩy giá trúng lên cao có thể "nhằm đẩy hàng tồn xung quanh của nhóm đầu cơ". Bởi mới cuối năm ngoái, cũng tại các huyện vùng ven Hà Nội, nhiều phiên đấu giá đất ế ẩm không có hồ sơ đăng ký.

Qua tìm hiểu của phóng viên, có đến 60 - 70% người tham gia phiên đấu mới đây là hội nhóm chuyên nghiệp, làm nghề đấu giá đất. Nhóm này phản ứng nhanh với các thông tin thị trường, "biết cách trả giá để trúng" để bán chênh mức nào cũng thu được lợi nhuận.

Đất đấu giá bị đẩy lên gấp 2 - 3 lần so với mặt bằng chung còn tác động đến tâm lý người dân sở hữu đất ở khu vực xung quanh, khiến họ đẩy giá bán đất của mình theo. Điển hình như mặt bằng giá bán khu vực xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đạt 43 triệu đồng mỗi m² vào quý II. Sau nhiều phiên đấu giá kỷ lục, giá rao bán trung bình khu vực này đã tăng lên 62 triệu đồng một m², tăng 44% chỉ sau một quý.

Các chuyên gia cho rằng tình trạng đẩy giá trúng lên quá cao dẫn đến khả năng bỏ cọc lớn, tác động tiêu cực đến mọi phân khúc nhà ở, gia tăng hiện tượng đầu cơ đất đai, gây lũng đoạn thị trường. Thực tế tại phiên đấu giá xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, sau khi hết thời hạn nộp tiền, có khoảng 80% người trúng đấu giá đã bỏ cọc. Trước tình trạng này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương công khai thông tin người bỏ cọc để tránh thổi giá, trục lợi qua đấu giá đất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Avison Young, thị trường căn hộ dịch vụ tại các thành phố lớn luôn duy trì trạng thái tích cực về giá thuê và khả năng hấp thụ.

Thời gian gần đây, trên thị trường bất động sản Hà Nội xuất hiện nhiều căn nhà nằm sâu trong ngõ nhưng được rao bán còn đắt hơn cả nhà mặt phố.

So sánh lương trung bình và giá nhà, có thể thấy, người trẻ Việt đang gặp khó khăn trong việc tự mua nhà, nhất là vào thời điểm hiện nay.

Trong 5 năm qua, tăng trưởng giá bất động sản của Việt Nam là gần 60%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ, Australia - đang ở mức trên dưới 50%, hay Nhật Bản - Singapore, hiện ở mức trên dưới 40%.

Dự kiến trong tháng 12, cơ quan chức năng tại Hà Nội sẽ hoàn thành thu hồi đất của 98 hộ dân để triển khai dự án quy mô 3,5ha, vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng.

Sau loạt bài của Đài Hà Nội về những biểu hiện bất thường trong cuộc đấu giá 58 thửa đất ở huyện Sóc Sơn, chiều tối ngày 03/12/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định tạm giữ đối với 5 đối tượng về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, được quy định tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.