Trải nghiệm 'Tết làng Việt' ở làng cổ
Không gian chợ Tết truyền thống đậm chất xứ Đoài được tái hiện ngay trung tâm làng cổ Đường Lâm - Sân Đình Mông Phụ đã gợi lại biết bao cảm xúc cho bà Phạm Thị Lan về một thời ấu thơ theo mẹ đi chợ sắm Tết.
Bà Phạm Thị Lan - Tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Ngày xưa tôi thường theo mẹ ra chợ sắm Tết mặc dù không được phong phú như bây giờ nghèo hơn nhưng Tết cổ truyền vẫn thế vẫn có các trò chơi, các loại bánh".
Còn với các bạn trẻ, nhất là em Tô Ngọc Huyền - Sơn Tây, Hà Nội thì không gian chợ Tết này lại mang đến những cảm nhận khác biệt và lạ lẫm.
Bé Tô Ngọc Huyền – Thị xã Sơn Tây, Hà Nội chia sẻ: "Mọi thứ đều mới lại với con. Hàng năm con cũng được cùng bố mẹ đi sắm Tết nhưng chủ yếu là Trung tâm thương mại và siêu thị năm nay được đi chợ Tết thế này con cảm thấy rất ấn tượng và thú vị".
Đến với không gian “Tết làng Việt” du khách còn được trải nghiệm, tìm hiểu về các nét văn hóa đặc trưng của ngày Tết cổ truyền như nghệ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ, nặn tò he, các trò chơi dân gian… Không gian đậm chất Tết xưa đã để lại ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng du khách nước ngoài.
Chị Hashiguchi Mana – Du khách Nhật Bản chia sẻ: "Tôi đã tìm hiểu về Tết của Việt Nam trước khi đến đây. Hôm nay tôi muốn trải nghiệm tất cả những hoạt động ở lễ hội này vì nó rất hấp dẫn, thú vị. Mọi thứ đều nhiều màu sắc và mang đậm truyền thống của các bạn. Tôi cũng đặc biệt yêu thích bộ áo dài truyền thống này. Tôi mong sẽ được quay lại đây để trải nghiệm nhiều hơn nữa".
Thông qua các hoạt động phong phú, hấp dẫn sự kiện này không chỉ góp phần quảng bá đến bạn bè quốc tế về những giá trị văn hóa truyền thống, ẩm thực độc đáo mà còn là để giữ gìn truyền thống cho thế hệ mai sau.
Với nhiều đổi mới trong công tác tổ chức Thị xã Sơn Tây kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 1,5-2 vạn du khách trong nước và quốc tế đến với làng cổ Đường Lâm trong hai ngày cuối tuần. Đồng thời mong muốn “Tết làng Việt” sẽ trở thành hoạt động thường niên, điểm nhấn phát triển du lịch của địa phương qua đó góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.
Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.
Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.
Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
0