Trải nghiệm Tết với môn học Giáo dục địa phương

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thêm một số môn học mới, trong đó môn Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc đối với cả ba cấp học phổ thông. Học sinh không chỉ học kiến thức mà còn trực tiếp trải nghiệm bằng những giờ học sống động.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Hà Nội thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa môn học này trở nên gần gũi và bổ ích đối với cả người dạy lẫn người học. Học sinh được hướng dẫn và tự tay gói bánh chưng, làm đồ ăn, làm bưu thiếp Tết, tham gia các trò chơi truyền thống như ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê…

Tết đã ngập tràn sân trường. Học sinh Trần Bảo Anh, Trường liên cấp Alpha, chia sẻ: “Con cảm thấy rất vui vì có những gian hàng và có cả quán của con. Con cũng được tìm hiểu thêm về gói bánh chưng, các trò chơi dân gian".

Tại một tiết học của các em học sinh lớp 8, Trường THCS Thành Công. Học sinh được khám phá nét đẹp của trang phục truyền thống người Hà Nội qua tiết học về áo dài và áo tứ thân. Học sinh Đặng Linh cho hay: “Con sẽ lên mạng và tìm hiểu xem những bộ trang phục đấy được ra đời như thế nào, hoặc những kiểu dáng trang phục thì có liên quan gì đến trang phục của người Hà Nội hiện tại".

Những buổi học không chỉ là cơ hội để các em tìm hiểu về lịch sử mà còn giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội xưa. Học sinh tự tìm hiểu các tranh, ảnh về trang phục xưa của người Hà Nội, tự tay thiết kế, thêm phần sáng tạo và gắn kết với bài học.

Cô giáo Nguyễn Thu Hòa, Trường THCS Thành Công, cho biết: “Đối với tôi, bộ môn giáo dục địa phương không chỉ là bộ môn cung cấp những kiến thức mà còn bồi dưỡng cho các con tình yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng. Thế nên trong các tiết học, tôi luôn luôn cung cấp cho các con những chủ đề. Và trong tất cả bài học của tôi, tôi luôn có những hình ảnh minh hoạ, video clip để có thể đổi mới phương pháp cho tiết học của mình thêm hấp dẫn. Những tiết học đó thật sự trở nên gần gũi, ý nghĩa với học sinh hơn".

Tuy nhiên, vì là môn học mới nên nhiều trường gặp không ít khó khăn khi triển khai thực hiện. Bà Trần Thị Quỳnh Hương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thành Công, đề xuất: “Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phối hợp các sở để có những sự thống nhất khi ban hành bộ tài liệu cho phù hợp với địa phương của từng nơi, từng vùng. Các sở nên tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu cho giáo viên dạy môn Giáo dục địa phương".

Những tiết học như gói bánh chưng hay tìm hiểu trang phục truyền thống không chỉ khơi dậy niềm yêu thích học tập mà còn là cách giáo dục thiết thực, giúp các em học sinh thêm hiểu, thêm yêu mảnh đất nơi mình sinh sống. Đây chính là bước tiến quan trọng trong việc triển khai giáo dục địa phương theo hướng linh hoạt và sáng tạo của các trường học Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tôn sư trọng đạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Câu nói xưa “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhắc nhở chúng ta về truyền thống tri ân những người đã vun đắp cả tri thức lẫn nhân cách cho bao thế hệ. Đây chính là hành trang quý báu để chúng ta tiếp bước trên con đường hướng tới tương lai tươi sáng.

Năm 2025, bên cạnh một số trường đại học bỏ xét học bạ, nhiều trường vẫn dành vài nghìn chỉ tiêu để tuyển theo phương thức này.

Năm 2024, ngành giáo dục Hà Nội dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đổi mới phương pháp dạy học… Kết quả đạt được với sự tâm huyết, sáng tạo, sự nỗ lực của các trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn.

Giáo dục và đào tạo được xác định là đột phá chiến lược đảm bảo các điều kiện quan trọng cho sự bứt phá của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục là cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn cho nhiều lĩnh vực để góp sức vào kỷ nguyên mới.

Giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược đảm bảo các điều kiện quan trọng cho sự bứt phá của dân tộc. Trước yêu cầu đó, mục tiêu đặt ra cho ngành Giáo dục đó là cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn, để góp sức vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025, phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn xung quanh chủ đề này.

Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91, trình Quốc hội xem xét dự thảo Luật Nhà giáo... là những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục cả nước năm 2024. Đối với giáo dục Thủ đô, năm 2024 tiếp tục để lại nhiều dấu ấn, ghi nhận và khẳng định những đóng góp to lớn của các thế hệ thầy và trò, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.