Tranh cãi về tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm

Trước mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát cúm gia cầm năm nay, nhiều nước trên thế giới đang xem xét thử nghiệm tiêm vaccine cho đàn gia cầm. Tuy nhiên, một số các nhà sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới hiện vẫn phản đối việc tiêm phòng do lo ngại điều này có thể che đậy sự lây lan của cúm gia cầm và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia cấm gia cầm được tiêm phòng, vì nguy cơ những con gia cầm bị nhiễm bệnh có thể lọt lưới.

Tính từ năm 2015, ông Herve Dupouy – một nông dân chăn nuôi gia cầm người Pháp đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Do vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại, ông Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Nhiều chính phủ trên thế giới đã xem xét sử dụng vaccine cho đàn gia cầm, nhất là trong bối cảnh việc tiêu hủy gia cầm hoặc cách ly chúng đã thất bại trong nỗ lực ngăn chặn dịch cúm gia cầm quay trở lại, qua đó gây thiệt hại lớn cho đàn gia cầm và hoạt động cung ứng thực phẩm hàng năm.

Theo hãng tin Reuters, bên cạnh chi phí tiêu hủy hàng triệu con gà, vịt, gà tây và ngỗng, các nhà khoa học và chính phủ các nước càng lo sợ rằng nếu virus trở thành dịch bệnh đặc hữu, khả năng virus đột biến và lây sang người sẽ tăng lên.

Bộ Nông nghiệp Pháp đang lên kế hoạch tiêm phòng cho gia cầm vào tháng 9, trước khi các loài chim di cư trở lại có thể lây nhiễm bệnh cho các trang trại. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí triển khai chiến lược vaccine cho gia cầm ở 27 quốc gia thành viên.

Mexico đã bắt đầu tiêm phòng khẩn cấp vào năm ngoái, trong khi Ecuador cho biết trong tháng này, chính phủ đã lên kế hoạch tiêm phòng cho hơn 2 triệu con gia cầm sau khi virus lây nhiễm cho một bé gái 9 tuổi.

Trung Quốc, nơi tiêu thụ phần lớn sản lượng gia cầm trong nước đã tiêm vaccine cúm gia cầm trong gần 20 năm và đã giảm đáng kể các đợt bùng phát dịch.

Tuy nhiên, nhà sản xuất thịt gia cầm lớn nhất thế giới là Mỹ lại đang do dự. Lý giải về điều này, giới chức Mỹ cho rằng, mặc dù vaccine có thể hỗ trợ làm giảm tỷ lệ thiệt hại ở gia cầm, nhưng một số loại tuy đã được tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh và truyền bệnh.

Giới chuyên gia thông tin, cúm gia cầm cũng có thể biến đổi nhanh chóng và làm giảm hiệu quả của vaccine, trong khi các chương trình tiêm chủng lại rất tốn kém và mất thời gian, bởi mỗi mũi tiêm thường được thực hiện riêng lẻ cho từng cá thể. Đồng thời, ngay cả khi gia cầm đã được tiêm phòng, đàn vẫn cần được theo dõi.

Tập đoàn LDC (Pháp), một trong những công ty gia cầm lớn nhất châu Âu nhận xét, do các hạn chế thương mại nên cần có các cuộc đàm phán song phương để thông quan xuất khẩu sang các thị trường có áp đặt hạn chế và tránh cạnh tranh không lành mạnh.

Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết, Paris đang đàm phán với các đối tác thương mại ngoài EU để cho phép xuất khẩu gia cầm đã được tiêm phòng, trong khi cũng có các cuộc đàm phán song phương cấp EU với các nước ngoài khối. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội rượu vang Beaujolais Nouveau truyền thống của Pháp vừa được khai mạc tại Thủ đô Paris. Đây được xem là một trong những lễ hội về rượu vang được tổ chức hàng năm lớn nhất thế giới.

Phó Chủ tịch Công ty đường ống nhà nước MERO của Cộng hòa Séc cho biết, nước này dự kiến sẽ ngưng tiêu thụ dầu của Nga từ tháng 7/2025, sau khi nâng cấp đường ống xuyên dãy Alps cho phép nước này tăng cường các chuyến hàng từ phía Tây.

Ngành công nghiệp bia ở Vương quốc Anh đang chứng kiến xu hướng ngày càng tăng của những đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn, đặc biệt là bia không cồn.

Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.

Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.

Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.