Tranh dân gian trong dòng chảy đương đại
Tranh Hàng Trống và Kim Hoàn là hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt là trong các tác phẩm tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ, phong cảnh và sinh hoạt văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và xu hướng hội họa đương đại, không ít người lo ngại rằng những giá trị này sẽ dần bị mai một.
Họa sĩ Nam Chi là một trong những học sĩ trẻ, lựa chọn theo đuổi dòng thanh dân gian tranh Hàng Trống và Kim Hoàn, trở thành một biểu tượng mới của sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo.
Thay vì giữ mãi những hình thức cũ kỹ, anh đã không ngừng tìm kiếm cách để kết hợp những yếu tố cổ điển với phong cách hiện đại, biến những chủ đề truyền thống thành những câu chuyện sống động và dễ tiếp cận, gần gũi với đời sống của người dân ngày nay.
Họa sĩ Nam Chi cho biết: "Lúc đầu, tôi tìm đến những vấn đề hiện đại ngày nay, nhưng khi vẽ tranh, nét vẽ lại mang hơi hướng hiện đại quá. Vì vậy, tôi đã đến thăm những khu di tích, tìm đến những sinh hoạt của người xưa từ những bức chạm khắc ở đó và ứng dụng hoạ tiết, hoa văn lên tranh. Tuy là tranh hiện đại nhưng tôi đã áp dụng những kỹ thuật dân gian của tranh Hàng Trống và Kim Hoàn".
Bên cạnh việc sáng tạo, họa sĩ Nam Chi cũng tích cực tham gia vào các buổi giao lưu và chia sẻ về giá trị của tranh dân gian Hàng Trống và Kim Hoàn, khơi gợi niềm đam mê cho những ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống, giúp giới trẻ nhận ra vẻ đẹp của những dòng tranh này.
Không ít bạn trẻ đã tìm thấy niềm cảm hứng sáng tạo từ chính những tác phẩm của Nam Chi, qua đó hiểu hơn về văn hóa dân gian và cách ứng dụng nó trong cuộc sống đương đại.
Họa sĩ Nam Chi không chỉ là người giữ lửa cho nghệ thuật truyền thống mà còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những giá trị văn hóa dân tộc qua con đường nghệ thuật.


Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.
Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.
Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hầm D67 và Hầm T1 là hai “địa chỉ đỏ” - nơi đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc quân sự kiên cố, mà còn là hiện thân của tinh thần đấu tranh bất khuất, một di tích vững bền với thời gian.
Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển công trình chào mừng “Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đối với Di tích chùa Xã Đàn, quận Đống Đa, vào sáng 25/4.
Triển lãm chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” được khai mạc chiều ngày 24/4, với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật gốc lần đầu ra mắt công chúng.
0