Tranh luận đổi mới TAND theo thẩm quyền xét xử

Trong phiên họp sáng 28/5, Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng hai phương án xem xét.

Liên quan đến đổi mới TAND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã đưa ra hai phương án.

Phương án 1: Giữ nguyên như quy định pháp luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, cấp huyện.

Phương án 2: Đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Nhiều đại biểu tán thành phương án 2, với lý do hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và tính độc lập của tòa án.

Nhiều đại biểu tán thành phương án 2.

Ông Đỗ Ngọc Thịnh - Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà nêu ý kiến: "Chúng ta khẳng định toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, toà án thực hiện quyền tài phán của quốc gia chứ không phải toà án xét xử cấp huyện hay cấp tỉnh. Nếu chúng ta tiếp tục giữ điều này thì rất khó cho toà độc lập, rất khó cho toà xử công bằng”.

Ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng việc đổi mới tên gọi, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án được dự kiến đổi mới này không thay đổi. Mặt khác, phải sửa đổi nhiều luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời phát sinh nhiều chi phí khác như: sửa con dấu, biển hiệu, các loại biểu mẫu, giấy tờ. Do đó, đề nghị giữ nguyên quy định của Luật hiện hành.

Ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu: "Nhiệm vụ của các toà án theo giải trình thì không hề có sự thay đổi. Các toà án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, quy định này chưa thống nhất với các cơ quan tư pháp khác, đặc biệt là Viện kiểm sát. Nội dung này không có gì khác hơn, tại sao chúng ta phải sửa đổi?”

Vì có nhiều ý kiến khác nhau, nên đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép lấy phiếu ý kiến lựa chọn phương án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).