Tranh luận Tòa án có nghĩa vụ thu thập chứng cứ

Chiều ngày 22/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Các đại biểu đã có nhiều ý kiến và tranh luận xung quanh quy định hoàn toàn mới trong dự thảo luật, đó là 'trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ'.

Quan tâm tới việc điều chỉnh quyền hạn về thu thập chứng cứ, một số đại biểu cho rằng, quy định Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ là phù hợp với thực tiễn và xu thế hiện nay, phù hợp với các nguyên tắc pháp luật và các quy định về tố tụng hiện hành.

Từ phân tích thực tiễn, đại biểu Trương Trọng Nghĩa và đại biểu Nguyễn Thanh Sang, đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tranh luận cho rằng, vẫn cần thiết quy định Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo sự khách quan của vụ án, để ra phán quyết công bằng cho tất cả các bên.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh cho biết: "Rất nhiều người dân không có điều kiện tranh tụng một cách đầy đủ. Hai là, mỗi bên đều thu thập chứng cứ có lợi cho mình và giấu đi những chứng cứ bất lợi. Chính vì các bên không tìm được thì người ta mới tìm đến tòa, vì tòa là ông Bao Công. Chỉ có tòa mới ra lệnh được ngân hàng cung cấp thông tin này, cơ quan khác cung cấp thông tin kia, để tòa có chứng cứ khách quan toàn bộ của vụ án".

Theo Đại biểu Nguyễn Thanh Sang - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh, việc để người dân tự thu thập chứng cứ trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, đặc biệt là thu thập chứng cứ từ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, cá nhân, là một thách thức với người dân, vì người dân không đủ điều kiện, năng lực, khả năng và cơ chế yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp chứng cứ.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, sẽ chỉnh lý quy định theo hướng khi có yêu cầu của người dân, cả bên nguyên và bên bị nếu không thể thu thập chứng cứ, thì Tòa án hỗ trợ bằng các quyết định giao nộp chứng cứ. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ cung cấp cho người dân. Nếu các bên không chấp hành lệnh của Tòa án, sẽ bị xử phạt theo Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.

Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".

Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.

Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.