Tranh sơn mài, bí ẩn nằm ở đáy vóc
Là một trong những họa sỹ gắn bó với dòng tranh sơn mài Việt Nam ngay từ những ngày mới ra trường, với họa sỹ Trần Trung, tranh sơn mài Việt Nam sử dụng sơn ta được trồng ở Phú Thọ có độ bền vĩnh cửu, trong đó còn chứa đựng cả cốt cách và linh hồn văn hóa Việt.
Trong hội họa, hòa chung cùng mỹ thuật thế giới thì có rất nhiều loại sơn, mực, nhiều chất liệu tạo vườn hoa nghệ thuật, thì sơn ta Việt Nam góp một bông hoa rất đặc biệt, rất hiếm hoi.
Họa sỹ Trần Trung - đường Lý Thánh Tông, phường Tân Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Sơn ta được trồng ở các vùng trung du phía Bắc nước ta, tập trung ở Phú Thọ nơi có kinh nghiệm nhiều năm ươm trồng và khai thác chất lượng nhựa tốt nhất.
Theo những người dân có kinh nghiệm trồng, khai thác và chế biến sơn ta, để có được những sản phẩm sơn tốt giao cho các họa sỹ, người làm sơn phải thực hiện rất nhiều khâu và hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm gia truyền.
Trong nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam, vóc sơn mài là cốt gỗ để họa sĩ sáng tạo bức tranh sơn mài hoàn chỉnh. Một bức tranh sơn mài có tuổi đời vài chục năm hay hàng trăm năm phụ thuộc vào chất lượng của tấm vóc. Điều quan tâm trước tiên là chất lượng gỗ bền chắc. Ngày nay, bên cạnh gỗ tự nhiên có thể thay thế bằng các loại gỗ công nghiệp chất lượng cao.
Để làm nên một tấm vóc sơn mài, thợ thủ công cần ít nhất 20 ngày. Chất sơn được sử dụng trong quá trình làm vóc có tên là sơn ta. Đối với những người làm vóc, đây là một nguyên liệu quý bởi sơn ta rất khó khai thác và bảo quản.
Mỗi lớp sơn sẽ lại lót một lớp giấy hoặc vải màn và mỗi lớp sơn cần để tấm vóc khô tự nhiên từ 2 đến 3 ngày. Khi sơn khô, đem ra chà nhám bề mặt rồi cứ thế hom thêm 4-5 lần nước tương tự cho đến khi tấm vóc đủ hoàn chỉnh.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
0