Trẻ hóa bệnh nhân đột quỵ

Nói đến đột quỵ não, trước đây người ta thường nghĩ ngay đến bệnh của những người cao tuổi. Tuy nhiên, những thống kê gần đây đã cho thấy căn bệnh này chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở người trẻ. Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày tiếp nhận khoảng 40 ca đột quỵ vào cấp cứu, trong đó 10% là người trẻ.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 bệnh nhân bị đột quỵ, 50% trong số đó không thể qua khỏi. Hiện có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi từ 18-50. Đáng chú ý, tỉ lệ người trẻ dưới 40 tuổi mắc căn bệnh này đang tăng trung bình 2% mỗi năm. Đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh. Tập thể dục mỗi ngày giúp giảm mỡ máu đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi. Nói không với chất kích thích, thuốc lá và xây dựng thói quen ăn uống khoa học, đồng thời chú ý khám sức khỏe định kì là cách bảo vệ bản thân trước căn bệnh đột quỵ.

Bệnh nhân đột quỵ não được đưa đến cơ sở y tế sớm, trong thời gian vàng (4,5 tiếng đầu), người bệnh có thể được áp dụng các biện pháp can thiệp trong điều trị.

4 dấu hiệu quan trọng trong đột quỵ não dễ phát hiện và nhận biết:

1. Face: Méo miệng, mặt có cảm giác tê cứng, mặt bị lệch sang một bên

2. Arms: vận động, liệt nửa người một bên, người bệnh không nâng được chân/tay mốt bên, hoặc chân/tay bị rơi xuống

3. Speech: lời nói, người bệnh đột ngột không nói được, nói khó, nói líu lưỡi, hoặc không diễn đạt được.

4. Time: “thời gian là não” cứ mỗi phút trôi qua có 2 triệu tế bào não chết đi và không hồi phục. Khi đột ngột xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu: méo miệng, yếu liệt tay chân cùng bên, ngông ngữ bất thường cần gọi cấp cứu ngay lập tức 115, cần ghi nhớ thới gian khởi phát và báo cho nhân viên y tế biết.

Lưu ý những điều không nên làm: Không cho bệnh nhân ăn uống, không tự ý uống thuốc, không cạo gió, không chích đầu ngón tay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang mới đây đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận. Đây là bước tiến quan trọng giúp cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường.

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai công tác y tế trường học năm học 2024-2025 trên địa bàn thành phố, gồm 8 mục tiêu và 10 chỉ tiêu về công tác y tế trường học.

Bệnh viện Nhi Hà Nội đóng trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông đã sẵn sàng phục vụ khám chữa bệnh về chuyên khoa Nhi giảm tải cho Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Nhi Trung ương.

Củng cố mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người di cư là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Di cư và sức khỏe người di cư nội địa” do Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam tổ chức ngày hôm qua tại Hà Nội.

Ngày 24/9, anh L.A.H - người may mắn nhận được trái tim xuyên Việt từ một chàng trai 32 tuổi không may qua đời vì tai nạn ở Hà Nội đã chính thức được xuất viện.

Trong hai tháng triển khai thí điểm tích hợp giấy chuyển tuyến lên VNeID tính từ ngày 1/7, đã có gần 1 triệu giấy được cổng tiếp nhận, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người bệnh khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).